Các mốc khám sàng lọc dị tật thai nhi mà mẹ bầu cần nhớ

07/06/2023 | 18:34

Việc khám sàng lọc dị tật thai nhi rất quan trọng, giúp cho thai phụ sớm phát hiện ra những điều bất thường ở thai nhi. Từ đó, có những biện pháp xử lý, điều trị, can thiệp sớm.

Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng có thể tầm soát dị tật ở thai nhi chính xác. Dưới đây là các cột mốc khám dị tật thai nhi mà mẹ bầu cần nhớ để theo dõi và bảo vệ sức khỏe cho thai nhi một cách tốt nhất.

Khám sàng lọc dị tật thai nhi mẹ cần nhớ

Khám sàng lọc dị tật thai nhi mẹ cần nhớ

Bác sĩ khoa sản khuyến cáo rằng, các thai phụ cần tầm soát dị tật thai nhi vào 3 thời điểm sau: 

  • 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày: đây là thời điểm vàng giúp ta dễ xác định các nguy cơ mắc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, rối loạn 3 NST số 18 chính xác nhất ở trẻ và sàng lọc nguy cơ tiền sản giật ở mẹ. Thời điểm lý tưởng nhất làm sàng lọc dị tật thai nhi là vào tuần thứ 12. 
  • 18 tuần đến 22 tuần: đây là khoảng thời gian trong thai kỳ giúp cho việc đánh giá những bất thường về cấu trúc thai. Các bác sĩ có thể quan sát rõ nét về hình thái, cấu trúc của hộp sọ, não; xác định các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch; xác định dị tật khe hở cột sống; bàn tay và bàn chân đủ ngon không; đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non.
  • 30 tuần đến 32 tuần: thời điểm này các bác sĩ tiếp tục khám tầm soát dị tật thai nhi giống như tuần thứ 22 và một số dị tật muộn và những vấn đề bất thường như: tổn thương vỏ não, hẹp vùng nổi bể thận - niệu quản, nhẵn não, tắc ruột, nhiễm trùng Zika, CMV.

Trong quá trình siêu âm phát hiện những điều bất thường, thai phụ sẽ được chuyển đến các bác sĩ chuyên khoa y học bào thai để được nhận sự tư vấn, hướng dẫn về cách xử lý. Tùy vào từng trường hợp mà các vấn đề bất thường sẽ được xử lý ngay từ giai đoạn bào thai hoặc sau khi sinh mới có thể điều trị được.

Linh Phương

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất