02/02/2023 | 15:48
Một biến thể tiếp theo của chủng BA.2 Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam, được gọi là XBB (BA2.10). Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đánh giá đây là một biến chủng phụ tồi tệ nhất. Chúng có đặc tính lây lan nhanh hơn bất kỳ biến chủng phụ nào, nhiễm bệnh tự nhiên. Đặc biệt, XBB còn có khả năng tránh được miễn dịch được tạo ra từ vaccine và các liệu pháp kháng thể đơn dòng. Hiện tại chưa có nghiên cứu chi tiết về độc lực, cũng như tỷ lệ nhập viện và tử vong do biến chủng này gây ra. Bộ Y Tế đang nỗ lực tiếp tục tầm soát và thiết lập kịch bản ứng phó Covid.
Biến chủng XBB xuất hiện tại Việt Nam
Đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận biến chủng mới của Omicron. Trên thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự tồn tại của chúng vào tháng 8 năm 2022 và đã lây lan sang 70 quốc gia.
Theo WHO XBB có họ hàng với XBB.1.5, chủng này đã gây ra 44% ca mắc COVID 19 tại Mỹ, lấn át các biến thể phụ của Omicron khác. Chủng XBB.1.5 đã mang đến làn sóng lây nhiễm mới tại một số khu vực châu Á như: Singapore và Ấn Độ vào tháng 10/2022.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM kết hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford đã giải trình tự gene virus của 526 bệnh nhân Covid điều trị từ 1/7/2022 đến 25/12/2022. Kết quả cho thấy, biến chủng Omicron chiếm ưu thế trong 6 tháng qua và một chủng Delta vào tháng 7/2022.
Khả năng lây nhiễm nhanh chóng của XBB
Từ đó các chuyên gia nhận định, có sự dịch chuyển theo thời gian giữa các biến chủng phụ của Covid. Cụ thể chủng Delta chiếm ưu thế tại Việt Nam và thế giới vào năm 2021. Song từ cuối năm 2021 đến nay, Omicron dần lấn át với khả năng lây nhiễm nhanh, nhưng độc lực nhẹ hơn.
Như vậy, với sự xuất hiện của chủng mới XBB, nhiều khả năng thời gian tới chúng sẽ chiếm ưu thế lây nhiễm.
Biến chủng mới của Omicron có đặc tính lây lan nhanh, bên cạnh đó nhu cầu đi qua biến giới sẽ tăng cao trong dịp Tết. Từ đó, có thể dẫn đến tái bùng phát dịch bệnh Covid-19. Mặt khác, trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/1/2023 đã ghi nhận thêm biến chủng XBB, Bộ Y tế đã lên kịch bản ứng phó dịch Covid.
Sở Y tế đã yêu cầu tất cả bệnh viện, trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức cần phải trực 24/24. Nhằm đáp ứng nhu cầu khám, điều trị, cấp cứu và ứng phó với dịch bệnh mọi lúc.
Ngoài ra, ngành Y tế đã chuẩn bị 10.000 giường điều trị, trong đó có 1000 giường dành cho bệnh nhân cấp cứu. Đồng thời, bệnh viện Dã chiến số 13 cũng sẽ được kích hoạt trong vòng 24 giờ nếu tình hình dịch bệnh diễn biến xấu.
Chuẩn bị sẵn sàng giường bệnh và bệnh viện Dã chiến
Tất cả bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sẽ tiếp nhận, thu dung và điều trị người bệnh ngay tại khoa. Bệnh viện Nhiệt đới là tuyến cuối cùng để điều trị bệnh nhân Covid có tình trạng nặng và nguy kịch.
Bên cạnh những kịch bản ứng phó ở trên, Sở Y tế sẽ tăng cường đề phòng chống dịch tại các cửa khẩu và cảng biển. HCDC sẽ trực 24/7 tại sân bay Tân Sơn Nhất, giám sát hành khách nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa. Những người có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ sẽ được đưa đến khu vực cách ly để khai thác yếu tố dịch tễ và lấy mẫu test nhanh. Trường hợp dương tính sẽ được nhập cảnh nhanh, sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để xét nghiệm RT-PCR và giải trình tự gene. Mọi quy trình này được áp dụng tương tự tại cảng biển.
Giám sát thân nhiệt hành khách nhập cảnh tại sân bay
Vaccine Covid hiện tại vẫn có khả năng ngăn bệnh nặng và giảm tỷ lệ tử vong. Vậy nên TP HCM đã phát động chiến dịch tiêm vaccine xuyên Tết, nhằm đảm bảo người dâm được tiêm đúng và đủ. Hiện tại, để phòng tránh nguy cơ bùng phát dịch Covid, Bộ Y tế đã và đang sẵn sàng mọi kịch bản ứng phó.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...