13/01/2023 | 15:13
Trần Đình Long không chỉ được biết đến với vai trò là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát mà còn là vị tỷ phú USD thứ 4 của Việt Nam. Cùng Ngôi Sao Việt tìm hiểu về tiểu sử và con đường sự nghiệp của vị danh nhân nổi tiếng này qua bài viết dưới đây.
Trần Đình Long chủ tịch tập đoàn Hòa Phát
Trần Đình Long sinh năm bao nhiêu, quê quán ở đâu? Vị tỷ phú USD thứ 4 của Việt Nam sinh ngày 22/02/1961 , quê ở Hà Nội. Mẹ của ông là bà Đỗ Thị Giới, hiện đang nắm giữ 890,827 cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) có giá trị 36,2 tỷ đồng. Vợ của ông là bà Vũ Thị Hiền, đang nắm giữ 110,522,391 cổ phiếu HPG, tương đương với 4.492,7 tỷ đồng.
Chân dung vị Chủ tịch tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam
Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát đã tốt nghiệp hệ cử nhân tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1986. Đến năm 1992, ông thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng chuyên buôn bán đồ cũ được nhập từ Nga về.
Từ năm 1992 đến năm 1996, ông Long giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát. Giai đoạn từ 1996 đến 2005, ông giữ chức Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. Và từ năm 2007 đến nay ông Long là Chủ tịch HĐQT công ty CP Tập đoàn Hòa Phát.
Doanh nhân Trần Đình Long sau nhiều năm bôn ba, tích lũy kinh nghiệm kinh doanh của mình đã dẫn dắt Tập đoàn Hòa Phát đi đến nhiều thành công lớn. Khu liên hợp gang thép đầu tiên của Hòa Phát được xây dựng tại Hải Dương năm 2007 với mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu tại Việt Nam. Và dưới “bàn tay” lãnh đạo tài ba, nhạy bén của chủ tịch Long, Hòa Phát ngày càng khẳng định của sự lớn mạnh, phát triển mạnh mẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Theo báo cáo quý II năm 2016, Hòa Phát đạt mức tăng trưởng 2 con số với tổng doanh thu lên đến 15.400 tỷ đồng.
Vua “thép” Trần Đình Long đã dẫn dắt Hòa Phát đi lên vững mạnh
Trên đà phát triển, vị chủ tịch Hòa Phát tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp với việc cho ra đời Công ty Phát triển Nông Nghiệp Hòa Phát vào đầu năm 2016. Công ty có mức vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đến tháng 8 năm 2016, công ty nhập khẩu thêm 500 con heo từ Đan Mạch về để nuôi và chọn giống. Ngoài ra, còn xây dựng thêm khu chăn nuôi có sức chứa lớn, ước tính nuôi khoảng 3.000 con bò.
Đến năm 2017, chỉ riêng quý II Tập đoàn Hòa Phát đã có doanh thu lên đến 10.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.530 tỷ đồng. Đến cưới tháng 6/2017 Thép Hòa Phát leo lên dẫn đầu thị trường thép với thị phần chiếm 27,5%. Nhờ sự tăng trưởng “ngoạn mục” này mà cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh, nâng tổng tài sản của doanh nhân Trần Đình Long lên con số 1 tỷ USD.
Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HPG
Sau 10 năm hoạt động, doanh thu của HPG đã tăng gấp 10 lần từ 5.734 tỷ đồng (năm 2007) lên 47.000 tỷ đồng (năm 2017). Chưa dừng lại ở đấy, năm 2019 sản lượng sản xuất và bán hàng của thép Hòa Phát đạt con số kỷ lục. Tập đoàn này cung cấp ra thị trường hơn 300.000 tấn thép, trong đó có 2,5 tấn thép chất lượng cao phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế.
Bất chấp những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hòa Phát vẫn khẳng định vị thế của mình với mức doanh thu “đáng gờm”. Năm 2020, tổng doanh thu của tập đoàn này lên tới 100.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tài ba, thông minh, nhạy bén của vị chủ tịch HPG.
Theo thống kê danh sách tỷ phú USD của Forbes ngày 29/12/2022, giá trị tài sản ròng của chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát là 3,1 tỷ USD, xếp thứ 1.072 trên thế giới, thứ 4 của Việt Nam. Năm 2010, ông Long mua một chiếc trực thăng EC 135P2i có giá trị gần 5 triệu USD, tương đương khoảng 96 tỷ đồng. Đến năm 2011, ông mua tiếp một chiếc trực thăng mã VN-D668 12 chỗ ngồi, có thể bay chuyến dài từ Hà Nội vào Đà Nẵng mà không cần tiếp thêm nhiên liệu.
Doanh nhân Trần Đình Long - Người dẫn dắt con thuyền Hòa Phát đang ngày càng vươn xa ra thế giới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường thép Việt Nam cũng như quốc tế. Hy vọng đất nước ta sẽ có thêm nhiều nhân tài đất Việt để cống hiến cho tổ quốc, góp phần xây dựng vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh.