2023-05-15 01:58:04
Bệnh nhân đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) từ nhiều ngày trước. Đến tối 14/5, đại diện bệnh viện đã thông tin về ca nhiễm trùng sau ăn cua này.
Bệnh nhân là bé T.N.S. (8 tuổi, sinh sông tại Kiên Giang). Khi khai thác bệnh sử thì bác sĩ phát hiện, hai ngày sau khi ăn cua, S. phát ban khắp người. Bên cạnh đó là kết mạc mắt đỏ, môi hơi sưng. Gia đình đã đưa bé đến khám tại địa phương, uống các loại thuốc kháng dị ứng nhưng không tình trạng không cải thiện.
Bé trai bị lở loét khắp người nghiêm trọng do căn bệnh ác
Đến hôm sau, môi và niêm mạc miệng bệnh nhi này bị loét rộp lên. Sang ngày thứ 4 thì hốc mũi và cơ quan sinh dục của bé cũng bắt đầu có hiện tượng lở loét. Bác sĩ khám và đưa ra kết luận em bị hội chứng Stevens Johnson. Nguyên nhân ban đầu do dị ứng cua. Bệnh nhi cũng được chuyển đến tuyến trên ở TPHCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khi thăm khám thấy S. loét sưng nề khắp các lỗ tự nhiên trên cơ thể. Ví dụ như môi, mũi, hốc tai, hõm nách, bẹn, vùng kín... Bệnh nhi thở mệt và nhiễm trùng da đồng thời nhiễm trùng huyết toàn thân, nghi ngộc độc sau ăn cua.
Bác sĩ điều trị đã nhanh chóng cho bệnh nhi thở máy, dùng kháng sinh, tiêm globulin miễn dịch. Bên cạnh đó là phác đồ chăm sóc da, niêm mạc, mắt, bộ phận sinh dục được thực hiện ở môi trường vô trùng tuyệt đối.
Theo các bác sĩ, những người mắc hội chứng Stevens Johnson khi phát ban sẽ có biểu hiện là nổi mụn ngứa khắp người. Các nốt mụn gây đau đến không ngủ được. Thời gian ngắn sau mắt sẽ bị viêm kết mạc dẫn đến thị lực giảm. Có những trường hợp thậm chí không mở nổi mắt.
Bệnh nhi nhiễm trùng sau ăn cua lở loét cả môi miệng, ăn uống khó khăn. Bệnh viện đã tiến hành truyền cháo, sữa bằng ống sonde dạ dày với tần suất 6 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, tình trạng loét hốc mũi khiến S. khó thở. Khi dịch loét chảy ra bị khô cứng lại gây đau. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng cũng rất khó khăn.
Các bác sĩ đã rất cố gắng để từng bước khống chế nhiễm trùng, kiểm soát tình trạng da lở loét và cải thiện dần 5 giác quan của bé. Sau ngày thứ 20 nằm viện thì bệnh nhi đã tự hít thở được, mũi không còn rỉ dịch nhiều, có thể tự ăn uống.
Theo cảnh báo từ chuyên gia y tế thì Stevens Johnson là căn bệnh nguy hiểm. Tỷ lệ mắc ít, chỉ khoảng 2/1.000.000 người và tỷ lệ tử vong thấp nhất là 5%, cao nhất là 30%. Bết kỳ trẻ nào cũng là đối tượng có nguy cơ nên cha mẹ cần thận trọng để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng như cháu bé bị dị ứng cua.
Khi con uống thuốc hay ăn thực phẩm nào có tiền sử bị dị ứng đều cần cẩn trọng
Khi con uống thuốc hay ăn thực phẩm nào có tiền sử bị dị ứng đều cần cẩn trọng. Nếu điều trị ban đầu kém đáp ứng, trẻ xuất hiện các dấu hiệu lạ thì cần đưa đi viện thăm khám ngay để kịp thời điều trị.