Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, người lao động mất trợ cấp thất nghiệp

20/04/2023 | 17:13

Nhiều trường hợp người lao động khi nộp đơn làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới phát hiện sổ bảo hiểm của mình chưa được chốt. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đang còn nợ bảo hiểm của nhân viên.

Người lao động mất bảo hiểm thất nghiệp vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm

Phó giám đốc Trung Tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội - bà Vũ Thị Thanh Liễu cho biết, trong thời gian qua rất nhiều trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm mặc dù có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nguyên nhân là do không thỏa mãn một trong bốn điều kiện được quy định tại Điều 49, Luật Việc như: không đóng bảo hiểm đủ theo tháng quy định, có việc làm trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ xin trợ cấp quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động… Trong đó, phổ biến nhất vẫn là trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp là do không đáp ứng yêu cầu đóng bảo hiểm thất nghiệp vào tháng liền kề trước khi mất việc. 

Nói về vấn đề trên, Trưởng phòng Bảo hiểm Thất nghiệp, Cục Việc Làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – ông Trần Tuấn Tú cho biết, trước hết nên hiểu thế nào là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là những người có đóng bảo hiểm thất nghiệp đang đến khi chấm dứt. Tuy nhiên, người lao đóng khi đóng thì đóng theo tháng mà chấm dứt lại chấm dứt theo thời điểm. 

Trưởng phòng Bảo hiểm Thất nghiệp – ông Trần Tuấn Tú

Trưởng phòng Bảo hiểm Thất nghiệp – ông Trần Tuấn Tú

Ông Tú nói thêm, tại Nghị định 28 quy định, đang đóng là tháng đó có đóng cũng được hoặc tháng này không đóng mà tháng trước đó đóng cũng được. Một số trường hợp đặc thù như: thai sản, ốm đau, nghỉ việc không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng…mà đang được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì được coi là người đang đóng. Một số trường hợp pháp luật cho phép người sử dụng lao động, người lao động thỏa thuận về việc nghỉ việc không lương. 

Để giúp người lao động thuận tiện hơn trong việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, Nghị định 61/2020/NĐ-CP đã mở rộng hơn nữa. Theo đó, người lao động thông qua người sử dụng lao động đóng bảo hiểm theo tháng. Do đó, tại thời điểm chi trả tiền lương cho người lao động thì họ đã hoàn thành trách nhiệm đóng của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện theo đúng quy định, không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thậm chí còn chiếm dụng luôn cả phần đóng của người lao động. 

Người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp do doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm

Người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp do doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm

Ông Trần Tuấn Tú cho biết, những trường hợp này sẽ bị xử lý trên hành vi vi phạm của người sử dụng lao động. Quy tắc là có đóng có hưởng, chưa đóng vào quỹ thì chưa được ghi nhận khiến nhiều người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Tham gia bảo hiểm bắt buộc đầy đủ, đúng hạn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động

Theo Trưởng phòng Bảo hiểm Thất nghiệp, người sử dụng lao động sẽ được hưởng quyền lợi rất lớn khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chẳng hạn như, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, người sử dụng lao động sẽ được giảm từ mức 1% xuống còn 0% trong 12 tháng nhưng vẫn được ghi nhận là có tham gia bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng thêm các chế độ khác. 

Phó giám đốc Trung Tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội - bà Vũ Thị Thanh Liễu cho biết, một số trường hợp người lao động đến Trung Tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì mới ngớ người phát hiểm số bảo hiểm chưa được chốt. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đang còn nợ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. 

Phó giám đốc Trung Tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội - bà Vũ Thị Thanh Liễu

Phó giám đốc Trung Tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội - bà Vũ Thị Thanh Liễu

Trong trường hợp này, người lao động sẽ được khuyên quay lại doanh nghiệp đề nghị đóng bảo hiểm để chốt sổ. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp đóng tiền cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì người lao động quay lại làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng lại quá thời hạn 3 tháng theo quy định của pháp luật. 

Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến cáo cáo doanh nghiệp cần tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đúng thời hạn để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như bảo vệ được quyền lợi cho người lao động. Tránh trường hợp dù người lao động tham gia đóng đầy đủ bảo hiểm nhưng lại không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Nguyễn Hà

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất