Liệu có thể giảm án cho Nguyễn Phương Hằng vì làm từ thiện nhiều?
2022-10-15 16:22:24
Những ngày qua, dư luận đang xôn xao với việc con trai bà Nguyễn Phương Hằng làm đơn xin giảm án và tại ngoại cho mẹ. Nguyên nhân được người này đưa ra là do bà làm từ thiện nhiều, có đóng góp cho xã hội. Người này cũng cho biết bà Hằng cần ra ngoài để có thể điều trị bệnh. Bạn đọc rất quan tâm đến việc điều này có phù hợp với quy định hay không? Liệu làm từ thiện nhiều thì có được giảm án hay không?
Gia đình gửi đơn xin cho bà Hằng được tại ngoại
Bà Phương Hằng khị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24/3/2022. Tội danh cụ thể là dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Con trai làm đơn xin giảm án cho bà Phương Hằng
Mới đây, bà Hằng và gia đình đã làm đơn gửi đến cơ quan tố tụng. Theo đơn thư, nội dung cụ thể là xin cho bà Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại để điều trị bệnh. Con trai bà cũng cho biết, mẹ mình đã có khá nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo. Quỹ Hằng Hữu do bà Phương Hằng thành lập đã cứu nhiều trẻ em bị bệnh cũng như hỗ trợ người dân trong dịch Covid-19. Đây là thông tin được khá nhiều người dân quan tâm. Ai cũng biết rằng, trước đó người phụ nữ này đã có những phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội. Bà có nhiều buổi livestream bóc phốt người nổi tiếng, nghệ sĩ. Tuy nhiên, tất cả đều không có bằng chứng mà chỉ dựa vào những “giấc mơ”. Rất nhiều người đã đâm đơn kiện bà Phương Hằng vì những phát ngôn của mình. Có khá nhiều người liên quan đến vụ Nguyễn Phương Hằng bị bắt đang được điều tra, ví dụ như Nhâm Hoàng Khang.
Liệu có thể chuyển từ hình thức tạm giam sang bảo lãnh tại ngoại?
Điều được nhiều bạn đọc quan tâm đó chính là lý do mà gia đình bà Hằng đưa ra liệu có được chấp thuận? Việc làm từ thiện nhiều cũng như cần điều trị bệnh có giúp bị can Nguyễn Phương Hằng ra tù, được giảm án, tại ngoại hay không? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã làm việc với phóng viên. Ông cho biết, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội nghiêm khắc được quy định tại Điều 119 trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Điều này nhằm ngăn chặn tường hợp tội phạm gây khó khăn cho quá trình điều tra. tố tụng hình sự năm 2015. Điều này nhằm ngăn chặn tường hợp tội phạm gây khó khăn cho quá trình điều tra. [caption id="attachment_9037" align="aligncenter" width="800"]
Liệu có thể chuyển từ hình thức tạm giam sang bảo lãnh tại ngoại?
Tuy nhiên, quyền con người vẫn được đảm bảo khi các tiêu chí được áp dụng là tính hợp pháp và/hoặc sự cần thiết. Theo đó, Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định, biện pháp tạm giam có thể được thay thế bằng biện pháp bảo lãnh. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị cáo mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể đưa ra quyết định cho họ được bảo lãnh hay không. Nói cách khác, nếu xét thấy mức độ nguy hiểm cho xã hội không nghiêm trọng thì bị cáo có thể được bảo lãnh tại ngoại.
Liệu bà Nguyễn Phương Hằng có được tại ngoại hay không?
Đối với trường hợp của và Hằng, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xem xét những thông tin trong đơn thư. Cụ thể là xác định về nhân thân chưa có tiền án, tiền sự; xác định lại các đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19; xác định bị can có có nơi cư trú rõ ràng,...
Bà Nguyễn Phương Hằng có thể được xem xét để tại ngoại
Bởi vậy, luật sư Tiền cũng cho biết, việc bà Hằng và gia đình lấy lý do làm từ thiện nhiều để xin tại ngoại cũng là một tính tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Lúc này, hội đồng xét xử sẽ có quyền xem xét để xác định đây có phải tình tiết giảm nhẹ hay không. Nếu có thì lý do này sẽ được ghi trong hồ sơ. Dù bà Nguyễn Phương Hằng đã nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai báo thì cơ quan điều tra và viện kiểm soát cũng cần đánh giá lại mới có thể đưa ra quyết định. Đối với việc xin tại ngoại để chữa bệnh, cơ quan chức năng sẽ chỉ đạo tổ chức khám bệnh để xác định lại tình trạng rồi mới đưa ra kết luận. Nếu là trường hợp bệnh nặng, có dấu hiệu tâm thần thì cần phải trưng cầu giám định. Nếu thật sự bị bệnh thì cần đưa đi chữa bệnh bắt buộc.
Điều kiện để người bảo lãnh có thể bảo lãnh cho bà Nguyễn Phương Hằng
Để có thể được bảo lãnh, người bảo lãnh của bà Hằng còn cần đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể:
Người bảo lãnh cần đủ 18 tuổi trở lên, thân nhân tốt.
Người bảo lãnh cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Pháp luật.
Người bảo lãnh cần có điều kiện tài chính ổn định, có thể quản lý được người được bảo lãnh.
Người bảo lãnh cần phải đáp ứng được đủ các điều kiện để bảo lãnh
Người thân được bảo lãnh bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Cá nhân nhận bảo lãnh cần phải làm giấy cam đoan có dấu xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Người bảo lãnh cần cam kết không để bị can vi phạm các điều khoản tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự.
Bởi vậy, nếu được bảo lãnh, bà Nguyễn Phương Hằng cần có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp có lý do bất khả kháng. Bị can cũng không được bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép hay xúi giục người khác phạm tội; Không cung cấp thông tin sai sự thật, khống chế, trả thù…
Lời kết
Hiện tại, cơ quan tố tụng vẫn chưa có kết luận chính thức về việc Nguyễn Phương Hằng mới nhất. Tuy nhiên, những tình tiết như thường xuyên tham gia từ thiện, chữa bệnh cũng sẽ được xác minh để bổ sung hồ sơ. Theo dõi những bài viết mới từ Trangtin24h để cập nhật thêm thông tin mới nhất.