Mộ cổ Sài Gòn trăm năm tuổi và những lời đồn ma mị

Mộ cổ Sài Gòn trăm năm tuổi và những lời đồn ma mị

2023-03-06 09:13:35

    Khu mộ cổ Sài Gòn nằm trong công viên Tao Đàn hàng trăm năm. Đây là địa chỉ lọt top 30 điểm du lịch đáng sợ nhất thế giới. Khu vực có nhiều tin đồn liên quan đến chàng chai lang thang tìm bạn gái. Bên cạnh đó còn có những bí ẩn về thuật ướp xác thất truyền.

    Mộ cổ Sài Gòn ở Công viên Tao Đàn là một trong 30 điểm đáng sợ nhất thế giới

    Năm 2021, Công viên Tao Đàn được tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ - Travel Leisure - bình chọn là 1 trong 30 điểm tham quan đáng sợ nhất thế giới. Điều này khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi nơi đây khá bình yên.
    Khu mộ cổ trong công viên Tao Đàn nhà họ Lâm
    Khu mộ cổ trong công viên Tao Đàn nhà họ Lâm
    Tạp chí này chia sẻ "Với diện tích khoảng hơn 24ha, công viên trông giống như thiên đường vào ban ngày. Thế nhưng khi đêm xuống, ai ai cũng cảm thấy một điều trái ngược hoàn toàn. Tại đây có tin đồn về hồn ma của một chàng trai trẻ lang thang tìm kiếm tình yêu đã mất". Không chỉ có tờ Travel Leisure, trang thông tin du lịch Rough Guides của nước Anh cũng đã từng chia sẻ thông tin này vào năm 2013. Những lời đồn ma mị được thêu dệt bắt đầu từ khu lăng mộ cổ Sài Gòn hơn 100 năm tuổi tại đây.

    Kiến trúc và kỹ thuật xây dựng khu mộ cổ trong Công viên Tao Đàn

    Khu vực này có chiều rộng hơn 7,5m, dài 11m và được xây theo hình chữ nhị với 2 mộ chính và 1 mộ phụ. TPHCM đã cấp chứng nhận di tích cấp thành phố cần được bảo vệ cho khu mộ vào tháng 4/2014. Theo bà Nguyễn Thị Hà - giảng viên kho Lịch sử tại Đại học KHXH&NV TPHCM thì vật liệu chính dùng để xây là cát, đá vôi. Bên cạnh đó, thợ đã dùng mật mía, san hô trung chuyển vào với mục đích để tạo hỗn hợp. Từng lớp rất mỏng được đổ, đợi khô sau đó mới được đổ thêm lớp mới. Điều này khiến ngôi mộ có liên kết vô cùng chắc chắn.
    Khu vực này có chiều rộng hơn 7,5m, dài 11m và được xây theo hình chữ nhị
    Khu vực này có chiều rộng hơn 7,5m, dài 11m và được xây theo hình chữ nhị
    Khuôn viên bên trong mộ bao gồm phần tiền sảnh, sân thờ và nhà mộ. Tại đây có nhiều trụ cột đài sen hình khối đặc trưng và những bức tranh cổ rồng phượng, cát tường. Phía bên ngoài khu mộ được bao quanh bởi các cây cổ thụ lâu năm. Phần cổng dẫn vào bên trong khu lăng mộ công viên Tao Đàn khá thấp. Muốn vào bên trong thì người viếng đều phải chui qua vòm cổng nhằm thể hiện sự thành kính. Theo bà Hà, sự bề thế của lăng mộ chứng tỏ thân thế của mộ phải là người giàu có. Đây là công trình tốn công sức và chi phí khá nhiều vào thời đó.

    Khám phá thân thế những người bên trong khu mộ

    Những thông tin bên ngoài ghi đây là "Mộ cổ họ Lâm". Tuy nhiên, thực tế khu mộ này chỉ là của hai vợ chồng nhà họ Lâm. Phương thức chôn cất được thực hiện là nam tả, nữ hữu. Người chồng là Lâm Tam Lang còn người vợ là Mai Thị Xã. Phía bên ngoài là những ngôi mộ phụ của con cháu theo truyền thống an táng của người Việt.
    Ngôi mộ xuất hiện vào năm 1842
    Ngôi mộ xuất hiện vào năm 1842
    Theo bà Hà, từ những thông tin trên mộ ghi thì có thể xác định ông Lâm Tam Lang mất vào năm Ất Mão. Công trình được con cháu xây dựng vào năm Nhâm Dần. Thế nhưng cụ thể là năm nào thì cần có nhiều tài liệu lịch sử ghi chép. Theo những phân tích của bà Hà thì "Ngôi mộ này không thể xuất hiện sớm hơn 1838 và cũng muộn hơn năm 1945". Bên cạnh đó, mộ nằm gần thành Gia Định nên chắc chắn có trước thời kỳ vua Minh Mạng mất. Bởi thế, Nhâm Dần chỉ có thể là năm 1842.

    Lời đồn ma mị từ kỹ thuật "giữ xác vĩnh hằng"

    Những lời đồn ma mị xuất hiện không chỉ là truyền tai về chàng thanh niên lang thang trong công viên. Đó còn là những ám ảnh về kỹ thuật lưu giữ xác vĩnh hằng. Đây là kỹ thuật thực sự đã tồn tại trong lịch sử nhưng hiện tại đã bị thất truyền. Ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc có 2 hình thức đóng huyệt bao gồm quan và quách. Quan là lớp gỗ đựng và quách là lớp vật chất nhằm bảo vệ bên ngoài thi thể. Khắp các khu mộ cổ Sài Gòn hiện tại vẫn thực hiện theo phương pháp này do người miền Nam áp dụng làm theo. Đối với những gia đình giàu có, quan sẽ được quét sơn nhiều lớp, trét vẽ để bảo vệ. Thi thể bên trong vì thế cũng tồn tại lâu hơn thông thường và được xem là kỹ thuật ướp xác. Thế nhưng hiện nay, chưa có ai khai quật các ngôi mộ nên không thể khẳng định được mộ cổ họ Lâm áp dụng kỹ thuật này. Những lời đồn ma mị được các tạp chí nước ngoài đưa ra. Tuy nhiên, những người sóng gần công viên lại xác nhận không thấy hiện tượng gì. "Buổi sáng, người dân đi tập thể dục, đi dạo khá nhiều. Tôi làm bảo vệ tại đây cũng không thấy gì lạ" - Bảo vệ gần 20 năm tại công viên chia sẻ. Những bí ẩn mộ cổ Sài Gòn trăm năm tuổi sẽ tiếp tục được tìm hiểu và chia sẻ đến bạn đọc Trangtin24h.

    Gửi bình luận

    Làm lại

    Từ khóa:

    Tạp chí Sao