Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị bệnh thuỷ đậu

31/03/2023 | 15:18

Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính, ngoài những mụn nước thì bênh không có thêm triệu chứng nặng nề nào. Tuy nhiên, những vùng mụn nước này rất dễ nhiễm trùng da, có thể dẫn đến viêm não, nhiễm trùng huyết.... Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai mắc thủy đậu nguy cơ sảy thai hoặc dị tật thai nhi rất cao.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh để có cách phòng và điều trị đúng nhất. 

Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị bệnh thuỷ đậu

Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị bệnh thuỷ đậu

Thế nào là bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu Varicella gây ra. Loại virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh zona ở người lớn. Bệnh thuỷ đậu lây lan nhanh chóng, xảy ra ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Thời tiết nồm ẩm mùa xuân chính là lúc bệnh thuỷ đậu bùng phát mạnh mẽ nhất. Biểu hiện rõ nét nhất của bệnh chính là những nốt mụn nước phồng rộp khắp cơ thể, xuất hiện cả trong miệng và niêm mạc lưỡi. 

Con đường lây lan của bệnh thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu có nhiều con đường lây nhiễm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy nên mọi người cần trang bị những kiến thức căn bản nhất về căn bệnh này để có phương pháp phòng và điều trị kịp thời. 

Thủy đậu lây truyền từ người sang người qua không khí từ các giọt bắn tiết ra từ đường hô hấp như nói chuyện, ho, hắt hơi… hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.

Bên cạnh con đường lây nhiễm trực tiếp thì bệnh thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua các đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị thuỷ đậu rất dễ lây nhiễm. 

Mỗi giai đoạn của bệnh thủy đậu có triệu chứng gì?

Thông thường, bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển, triệu chứng của mỗi giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển

Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thuỷ đậu là thời điểm người bệnh bị nhiễm virus, virus đã xâm nhập vào cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 - 20 ngày và người bệnh gần như không có bất kỳ biểu hiện nào, rất khó để nhận biết. 

Giai đoạn phát bệnh

Sau khi trải qua giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi. Tiếp đó, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện những ban đỏ có đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu. Một số trường hợp người bệnh phát hạch sau tai, kèm viêm họng.

Giai đoạn toàn phát

Bước vào giai đoạn toàn phát, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện sốt cao, chán ăn,  mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và đau cơ. Những nốt ban đỏ bắt đầu chuyển thành các nốt phỏng nước có hình tròn, đường kính từ 1 - 3mm. Các mụn nước này gây ngứa rát rất khó chịu.

Các nốt mụn nước phát toàn thân, xuất hiện cả ở niêm mạc miệng gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp dịch lỏng bên trong mụn nước có màu trắng đục do chứa mủ hoặc không chú ý giữ gìn và vệ sinh bị nhiễm trùng mụn nước.

Giai đoạn hồi phục

Người bệnh phát thuỷ đậu khoảng 7-10 ngày sẽ bước sang giai đoạn phục hồi. Khi đó, các mụn nước sẽ tự vỡ ra và khô lại, bong vảy rồi dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần vệ sinh cẩn thận các vết thủy đậu để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp thêm các loại thuốc trị sẹo, trị thâm để vết thuỷ đậu mất hoàn toàn. 

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu khá lành tính và sẽ khỏi hoàn toàn sau một thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh cũng không tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm nếu không có những phương pháp chữa trị đúng. 

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu

Dưới đây là các biến chứng của người mắc bệnh thủy đậu:

  • Bệnh gây nhiễm trùng, lở loét. Các vết mụn nước sau khi vỡ có thể bị chảy máu bên trong. Biến chứng này thường gặp ở trẻ nhỏ khi dùng tay để gãi ngứa. 
  • Thuỷ đậu gây viêm não, viêm màng não thường xuất hiện sau 1 tuần mọc phỏng nước. Biến chứng này xảy ra với cả người lớn và trẻ nhỏ. Các triệu chứng đi kèm bao gồm sốt cao, mê man, co giật, tri giác rối loạn, nhãn cầu rung giật. Nếu không được kịp thời chữa trị có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm phổi thủy đậu: Biến chứng viêm phổi thuỷ đậu thường xảy ra vào ngày thứ 3, 5 sau khi phát bệnh, xuất hiện ở người trưởng thành. Biểu hiện của viêm phổi thuỷ đậu là ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
  • Bệnh nhân thuỷ đậu có các triệu chứng như tiểu ra máu, suy thận.
  • Phụ nữ đang mang thai bị thủy đậu rất dễ gây dị tật thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu bị nhiễm thuỷ đậu trước khoảng 5 ngày sinh có thể lây nhiễm thủy đậu sang con, em bé dễ bị khuyết tật hoặc tử vong.
  • Các nốt mụn nước mọc ở khu vực tai, thanh quản gây lở loét, nhiễm trùng có thể gây viêm tai giữa, viêm thanh quản.

Phương pháp phòng và điều trị bệnh thủy đậu

Cách chữa bệnh thủy đậu

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu mà chỉ có các loại thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị. Đây là bệnh lành tính nên người nhiễm bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà hoặc nội trú tại bệnh viện theo liệu trình của bác sĩ. 

Để bệnh thuỷ đậu nhanh thuyên giảm và quá trình điều trị diễn ra an toàn thì mọi người cần lưu ý các vấn đề sau đây: 

Điều trị thuỷ đậu tại nhà:

  • Người bệnh nên mặc đồ rộng, thoải mái, chất liệu vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi nhằm hạn chế chạm vào các vết phỏng nước gây vỡ. Bệnh nhân cũng cần tránh ra gió và đụng nước nhiều.
  • Tuyệt đối không dùng tay gãi vào các nốt mụn nước để tránh nước dịch lây lan ra nhiều vùng.
  • Luôn luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn, dùng nước ấm lau chùi nhẹ nhàng.
  • Đưa đến cơ sở y tế uy tín kịp thời khi có những biểu hiện của biến chứng thuỷ đậu. 
  • Bệnh nhân cần chủ động cách ly với những người xung quanh để tránh lây nhiễm. 

Sử dụng thuốc điều trị thuỷ đậu:

  • Với các phỏng nước trên cơ thể khi bị thuỷ đậu, bạn có thể dùng dung dịch thuốc tím để bôi trực tiếp lên nốt mụn nhằm kháng viêm, ngăn hình thành sẹo.
  • Khi những mụn nước vỡ ra, bạn hãy sử dụng dung dịch xanh Methylen để bôi lên. Lưu ý không dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin, Penixilin hay thuốc đỏ để bôi. 
  • Không dùng kem trị ngứa có thành phần Phenol cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Phương pháp phòng và điều trị bệnh thủy đậu

Phương pháp phòng và điều trị bệnh thủy đậu

Cách phòng ngừa thủy đậu

Biện pháp phòng tránh bệnh thuỷ đậu hiệu quả và mang tính lâu dài nhất hiện nay tiêm chủng ngừa vacxin. Đặc biệt, việc tiêm vacxin thuỷ đậu với trẻ em lại càng quan trọng. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng quy định. Lịch tiêm vacxin thuỷ đậu cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Tiêm vào thời điểm trẻ trên 1 tuổi.
  • Mũi 2: tiêm cách mũi 1 ít nhất 3 tháng đối với trẻ từ 1-13 tuổi. Còn đối với trẻ từ đủ 13 tuổi trở lên thì lịch tiêm cách mũi 1 tối thiểu là 1 tháng. 

Bệnh thuỷ đậu là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu chúng ta không biết cách phòng cách và chữa trị rất dễ dẫn đến những biến chứng khôn lường. Hy vọng những thông tin mà vietnam247.vn cung cấp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc, nhất là trong thời điểm dịch thuỷ đậu bùng phát như hiện nay.

Lê Hồng

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất