Bạo loạn Brazil giới chức trách bắt giữ 1.500 người tham gia

16/01/2023 | 09:34

Bạo loạn Brazil bùng phát tạo ra cảnh hỗn loạn, đổ nát trong nhà quốc hội và dinh Tổng thống. Phía chức trách chỉ trích những người tham gia bạo loạn và gọi đây là hành vi khủng bố.

Diễn biến cuộc bạo loạn Brazil

Bạo loạn Brazil tại thủ đô Brasilia diễn ra ngày 08/01 đã khiến cả Quốc gia này rung chuyển. Mặc dù được an ninh dập tắt trong vài tiếng, nhưng nó đã để lại hậu quả rất nặng nề. Tại dinh Tổng thống và nhà Quốc hội, hai trong ba toà nhà đã bị hàng nghìn người biểu tình xông vào đập phá. Cảnh tượng bên trong tan hoang, đổ nát không thể tưởng tượng nổi. 

Nơi làm việc của tổng thống, dinh Planalto cùng với Toà nhà quốc hội đều là những viên ngọc kiến trúc mang tầm nhìn quy hoạch đô thị hiện đại trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ sau vài tiếng đồng hồ, hai tòa nhà bị phá bỏ trông như vừa “hứng chịu một trận thảm họa tự nhiên”. Các khung cửa sổ bị phá bỏ, đá cuội bị xới tung tại khu vực lối vào. Chai lọ, mảnh kính và những đầu đạn cao su có ở khắp mọi nơi. Tại tầng 2 của dinh Planalto, đám đông đã vẽ thêm những bộ ria mép màu xanh lên chân dung của Công tước Caxias - thủ tướng Brazil từ thế kỷ XIX. Ngoài ra, một kiệt tác có trị giá hàng triệu USD của danh họa Emiliano Di Cavalcanti đã bị ai đó đâm 7 nhát.

Hậu quả của cuộc bạo loạn Brazil để lại

Hậu quả của cuộc bạo loạn Brazil để lại

Đám đông mặc dù không xông vào được văn phòng Tổng thống Lula, nhưng nhiều phòng khác lại bị phá hoại nặng nề. Ghế thì bị ném ra cửa sổ, có những kẻ bạo loạn còn châm lửa đốt ghế sofa. Ngay cả phòng họp báo cũng không thoát khỏi “cơn thịnh nộ” của những người biểu tình. Họ tiểu tiện ngay trong chính phòng họp báo của tòa nhà, toàn bộ căn phòng bốc lên mùi bia và nước tiểu.

Chưa hết, tại nhà quốc hội hành lang dẫn vào phòng Chủ tịch Thượng viện Rodrigo Pacheco rất giống một ngân hàng vừa bị đột kích. Sàn nhà phủ đầy mảnh kính, một chiếc máy X-Quang nằm lăn lóc và dây điện thì văng vãi tứ tung. Hai chiếc máy tính trên bàn thì bị đập nát lộ cả phụ kiện, linh kiện bên trong.

Trong bảo tàng Thượng viện, những kẻ gây bạo loạn đã đập phá nhiều tác phẩm mang giá trị lịch sử hàng trăm năm của Brazil bỏ qua cả những tấm biển đề nghị như “vui lòng không chạm vào các tác phẩm nghệ thuật”. Họ còn sẵn sàng dùng dao rạch lên chân dung của cựu chủ tịch Thượng viện. Phía ngoài tòa nhà, những kẻ biểu tình để lại các “tác phẩm nghệ thuật” mang thông điệp yêu cầu quân đội ủng hộ Bolsonaro.

Toà nhà thứ ba bị xâm hại chính là Tòa án Tối cao. Phía lực lượng cảnh sát, cùng nhân viên pháp y đang tìm kiếm dấu vân tay, bẫy mìn cũng như manh mối mà người biểu tình để lại.

Cuộc bạo loạn Brazil diễn ra tại thủ đô Brasilia ngày 08/01

Cuộc bạo loạn Brazil diễn ra tại thủ đô Brasilia ngày 08/01

Lãnh đạo Quốc hội, Tòa án tối cao và tổng thống nói gì về cuộc bạo loạn Brazil?

Những người cầm quyền chỉ trích mạnh mẽ người gây bạo loạn, họ cho rằng đây là những hành vi khủng bố. Ngày 09/01 tam quyền nền cộng hòa, những người bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp đã ra tuyên bố chung phản đối các hành vi khủng bố và âm mưu đảo chính diễn ra.

Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva gọi những kẻ bạo loạn là “phần tử phát xít, cuồng tín”, đồng thời cảnh báo sẽ trừng phạt những người này bằng toàn bộ sức mạnh của pháp luật hiện có”. Ông thông báo thêm lệnh tăng cường an ninh tại riêng thủ đô Brasilia sẽ kéo dài đến ngày 31/01.

Cảnh sát sau khi dọn dẹp khu lều trại của những người biểu tình trong trận bạo loạn Brazil thông báo có ít nhất 1.500 người liên quan đã bị bắt. Đồng thời, tổng thống Lula cũng ký sắc lệnh trao quyền đặc biệt cho cảnh sát thủ đô Brasilia để khôi phục luật pháp và xử lý trật tự tại địa phương. Chính phủ của tổng thống Lula tuyên bố sẽ truy lùng và bắt giữ những người lên kế hoạch cũng như tài chợ cho vụ bạo loạn của Quốc gia này.

Một số người tham gia bạo loạn Brazil bị bắt

Một số người tham gia bạo loạn Brazil bị bắt

Thẩm phán Tòa án Tối cao Brazil Alexandre de Moraes cũng đã đình chỉ công tác 90 ngày Thống đốc Brasilia Ibaneis Rocha. Ông cũng là một trong những đồng minh của ông Bolsonaro với lý do không ngăn chặn được vụ bạo loạn.

Tổng thống Lula, người đánh bại ông Bolsonaro tại cuộc bầu cử năm ngoái cho rằng, người tiền nhiệm cũng phải có trách nhiệm cho tình trạng mất an ninh này. Ông Lula nhận định chính quyền tiền nhiệm đã cho phép “những phần tử phát xít và cuồng tín” gây bạo loạn.

Cựu tổng thống Bolsonaro phản đối bạo loạn Brazil

Tổng thống Bolsonaro khẳng định bạo loạn không liên quan đến ông

Cựu tổng thống Bolsonaro - người đang ở Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích cuộc bạo loạn Brazil. Ông bác bỏ những cáo buộc của Tổng thống Lula cho rằng ông là người kích động các cuộc tấn công này. Đồng thời bảo vệ chính đáng “quyền biểu tình ôn hòa”. Cập nhật các tin quốc tế cũng như trong nước mới nhất tại chuyên mục Tin hot của Ngôi Sao Việt nhé.

Phạm Hiền

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Từ khóa: bạo loạn Brazil

Tạp chí Sao