03/05/2023 | 15:02
Chị Hạnh bị mụn từ khi còn ở độ tuổi dậy thì, mặc dù có điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ. Chị từng nghĩ sẽ phải sống chung với mụn cả đời, tuy nhiên mới đây khi xem được một bài video trên TikTok chị nghĩ rằng đã tìm được phương pháp điều trị thích hợp. Trong video của bác sĩ TikTok, bác sĩ hướng dẫn trị mụn bằng kem đánh răng. “Bác sĩ” giải thích là nhờ tinh dầu bạc hà có trong kem đánh răng nên nó có khả năng giúp khô và làm giảm sưng mụn, ngoài ra còn tạo thêm cảm giác the mát. Ngoài ra còn liệt kê thêm một số thành phần trong kem đánh răng như baking soda, hydroperoxide giúp điều trị thu nhỏ mụn viêm. Sau khi tìm kiếm và thấy cũng có nhiều video tương tự, khẳng định "thoa kem đánh răng có thể làm bay mụn viêm chị Hạnh một tuýp kem có tinh chất bạc hà về dùng thử. Chỉ sau một đêm, chiếc mụn không biến mất mà còn sưng to, tấy đỏ hơn.
Bác sĩ Lê Vi Anh, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM sau khi khám cho chị Hạnh thì cho biết: “Bệnh nhân đã bị viêm da kích ứng, nhiễm trùng và bị sưng tấy nặng nề. Nguyên nhân là do trong kem đánh răng có hoạt chất tiêu viêm, hàm lượng lại cao nên dễ dẫn đến bong tróc và dị ứng. Nó phá vỡ kết cấu làn da, với những bệnh nhân bị mụn lâu năm sẽ bị kích ứng nặng và có nguy cơ bị sẹo rỗ khá cao”.
Bác sĩ cho biết, sử dụng thoa kem đánh răng trị mụn tràn lan trên các kênh mạnh xã hội. Mọi người còn mách nhau dùng kem đánh răng chữa xuất tinh sớm, hay việc thoa axit để xóa xăm dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Những trường hợp này mất rất nhiều thời gian để xử lý những hậu quả về sau.
Chị Mai, 28 tuổi, chi khoảng 4 triệu đồng để mua mỹ phẩm qua mạng. Chị cho biết, trên TikTok có rất nhiều kênh hướng dẫn chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc trị có chứa BHA, arbutin, AHA, retinol, hay tranexamic axit để loại bỏ lớp tế bào chết và khôi phục làn da. Chị đặt mua 4 sản phẩm thông qua chương trình livestream (phát sóng trực tiếp), mua nhiều để có thêm mã giảm. Người bán tư vấn dùng 4 sản phẩm này cách ngày mới hiệu quả, ví dụ thoa retinol vào thứ 2 - 4 - 6, thì các ngày còn lại sẽ thoa kem phục hồi. Sau một tháng sử dụng, làn da chị đã bị đầy mụn, đặc biệt là vùng khóe mũi, hai bên má.
Chị Nga, 45 tuổi, đang bị viêm khớp, mua liệu trình thuốc giới thiệu trên TikTok để điều trị. Sau một thời gian, chị bị đau bụng, đau dạ dày nên phải đi cấp cứu. Bác sĩ cho biết loại thuốc chị đang sử dụng không dùng cho người đau dạ dày, người bán đã không tư vấn cụ thể cho chị.
Bác sĩ Lê Vi Anh nhận định: “Đây chính là một trong những chiêu trò để bán được nhiều sản phẩm lấy lời rất phổ biến trên mạng xã hội”.
Bác sĩ thăm khám cho một bệnh nhân bị viêm da kích ứng do dùng kem đánh răng chữa mụn
Trên các nền tảng mạng xã hội đều tràn ngập video chia sẻ các bí quyết chăm sóc sức khỏe dưới những đoạn video ngắn, đặc biệt là TikTok. Ngoài những tin tức tích cực, có nhiều đoạn video đều cung cấp những đoạn thông tin "dởm", và chưa được kiểm chứng. Nhiều người tự khoác trên mình chiếc áo blouse, tự xưng mình là bác sĩ và hướng dẫn mọi người cách "chữa bệnh". Tuy nhiên lại không có bằng chứng hay bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Điều này dễ gây hoang mang cho người xem. Chẳng hạn như, chữa bệnh ung thư bằng cách nhịn ăn, những người tập gym thì không nên uống nước lọc, nhiệt miệng là do béo phì, chích 10 đầu ngón tay để chữa đột quỵ.
Việt Nam hiện nay chưa có thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do tin tưởng bác sĩ TikTok. Song đa phần các bác sĩ đều ghi nhận nhiều người có thực hiện các phương pháp truyền miệng và gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến nhập viện. Lúc này việc điều trị gần như là không có hiệu quả.
Bác sĩ Anh cho biết, trước đây mọi người tìm kiếm thông tin trên Google. Ngày nay khi TikTok phổ biến hơn, thông tin được truyền tải dưới dạng video ngắn, gần giống như kiểu “mỳ ăn liền” nên dễ tìm kiếm và dễ ghi nhớ. Người xem thì thường muốn nhìn thấy hiệu quả, nên rất dễ tin tưởng xem những đoạn video như thế này.
Thông tin được cập nhật trên TikTok chưa có kiểm soát, nhiều video chưa được kiểm chứng vì thế nó như "con dao hai lưỡi" với sức khỏe. Tâm lý ngại đi khám, tiến tiền cũng chính là một trong những lý do khiến người khám online.
Bác sĩ Anh cũng nói thêm: “Bác sĩ khám trực tiếp, kê đơn cũng phải rất cẩn thận trong chỉ định nó còn tùy thuộc vào bệnh nền hay tiền sử dị ứng riêng biệt”. Ví dụ như bị mụn trứng cá nhẹ có thể sử dụng thuốc thoa tại chỗ, trường hợp cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý nặn, hay thoa hoạt chất lạ khiến cho việc viêm nhiễm bị tăng mạnh hơn.
Tin theo những vị bác sĩ mạng cũng khiến bệnh nhẹ trở thành nặng. Bởi bệnh tình không được chữa trị đúng cách. Sốt, sổ mũi, mọi người thường nghĩ đến cúm thông thường rồi tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. "Một đơn thuốc chỉ dành cho một đối tượng, trong một thời điểm cụ thể, tuyệt đối không tự ý mua và tự kê thuốc cho bản thân mình và mọi người xung quanh", bác sĩ cảnh báo.
Phương pháp nhịn ăn điều trị bệnh ung thư tràn lan trên TikTok
Không phủ nhận lợi ích nhất định khi tham khảo các thông tin trên mạng. Tuy nhiên, hãy biết cách chọn lọc và tỉnh táo trước mỗi nguồn tin. Điểm phân biệt giữa bác sĩ thật và bác sĩ mạng chính là: “Nhiệm vụ của bác sĩ thật là chữa bệnh, chia sẻ thông tin trên mạng thường vào lúc rảnh, không hù dọa hay kinh doanh sản phẩm trên sức khỏe của bệnh nhân”
Mọi người cần phải biết cách tìm kiếm thông tin về sức khỏe trên mạng. Một cách chọn lọc trang web tin cậy chính là căn cứ vào tên miền. Trên Google, hãy tham khảo tên miền của các website có đuôi là.org hoặc .gov hoặc .state. Trên TikTok, hãy tìm kiếm những tài khoản có tích xanh. Ngoài ra, hãy tìm kiếm thông tin từ người thân, bác sĩ thật, trước khi thực hiện làm theo. Cũng không nên dành quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm các thông tin trên mạng mà hãy đến viện điều trị đúng bệnh trong khoảng thời gian vàng.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...