29/03/2023 | 15:10
Giáo sư trường King’s College London - Lawrence Freedman nhận định: Sau hơn 1 năm xung đột, cả hai bên đã nhiều lần thay đổi chiến thuật nhưng có hai trường phái tác chiến chính là tổng lực và cổ điển. Cùng Việt Nam 247 phân tích rõ hơn về hai trường phái này qua nội dung dưới đây.
Hai trường phái tác chiến trong hơn 1 năm xung đột của Nga và Ukraine
Trường phái tác chiến tổng lực được Nga áp dụng ngay từ những ngày đầu chiến sự nổ ra. Nga đã tính toán đến cách đánh nhanh thắng nhanh này nhằm gây bất ngờ cho Ukraine.
Với chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh, Nga đưa quân lính và vũ khí với số lượng lớn, chia làm nhiều hướng tấn công vào các khu vực ở Ukraine. Một lực lượng tinh nhuệ được đưa tới vây bọc thủ đô Kiev nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu của chiến dịch quân sự Nga đề ra.
Hướng tấn công của Nga khi áp dụng chiến lược tác chiến tổng lực
Trước đà kháng cự mạnh mẽ của đối thủ ở Kiev, Nga khó khăn trong việc đạt được mục tiêu và quyết định thu hẹp chiến dịch quân sự về khu vực Donbass. Tại đây, lực lượng Nga sử dụng chiến thuật "mưa hỏa lực" để tập kích ồ ạt, áp đảo Ukraine tại nhiều khu vực và giành quyền kiểm soát ở một số khu vực chiến lược.
Sau khi quân đội Ukraine phản công thành công tại khu vực Kharkov và Kherson, Nga tăng cường sử dụng chiến thuật tập kích máy bay không người lái và tên lửa vào các cơ sở hạ tầng chủ chốt của Ukraine. Với chiến thuật hiện tại, Nga tập trung chủ yếu vào việc gây áp lực tổng thể lên toàn bộ nền kinh tế, quân sự và tâm lý cho người dân Ukraine.
Nga gia tăng sử dụng trường phái tác chiến để áp đảo Ukraine
Sau khi chiến thuật đánh nhanh, thắng nhanh của Nga không thành công, cùng với đó là sự ủng hộ ngày càng lớn của các nước phương Tây dành cho Ukraine, Moscow chọn sang phương án duy trì một cuộc chiến có tính chất tiêu hao.
Xét về góc độ kinh tế, Nga kiểm soát toàn bộ đường ra biển Azov của Ukraine, đồng thời kiểm soát một phần Biển Đen khiến các hoạt động giao thương của Kiev bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, Nga cũng đang kiểm soát nhiều trung tâm công nghiệp của Ukraine tại Donbass, tác động lớn đến nền kinh tế của Kiev. Việc Nga tập kích diện rộng cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ và năng lực sản xuất quốc phòng giảm đáng kể.
Nga hiểu việc Ukraine đang phụ thuộc rất nhiều vào phương Tây để duy trì sức mạnh quân sự và tiếp sức về kinh tế cho Kiev. Tuy nhiên, Nga cũng biết sự hỗ trợ của các nước này sẽ không được lâu và sắp chạm tới giới hạn. Một số quốc gia NATO đang phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt kho vũ khí do nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với hàng loạt thách và chưa thể phục hồi sau đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng trong năm qua.
Nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi cho các nước phương Tây rằng liệu họ có thể viện trợ cho Ukraine trong bao lâu và có thể giữ được cường độ này hay sẽ giảm dần trong thời gian tới. Tình hình viện trợ ngày càng khó khăn khiến Ukraine có thể sẽ gặp thách thức trong việc tích lũy tiềm lực để phản công Nga trên quy mô lớn.
Chiến sự giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn một năm và Nga dồn rất nhiều nguồn lực vào cuộc giao tranh này. Chính vì vậy mà họ có thể sẽ không muốn một kịch bản bất lợi dành cho mình. Nga được dự đoán sẽ tiếp tục gây sức ép tổng lực lên Ukraine về mặt quân sự, kinh tế trong thời gian tới. Trên thực tế, hơn một năm qua Nga vẫn áp đảo đối thủ về tiềm lực dù đã chịu không ít thiệt hại.
Mặt khác, Ukraine có thể sắp tới sẽ mở chiến dịch phản công Nga để chứng minh với các nước NATO rằng chiến sự vượt qua bế tắc. Kể từ tháng 10 năm ngoái, cả Ukraine và Nga đã tương đối thận trọng trong việc tiến hành các cuộc tấn công. Ghi nhận tại tiền tuyến cho thấy, cả hai bên đều không có nhiều thay đổi diễn biến khiến một số nhà quan sát nhận định cra 2 bên đều đang bế tắc trong việc thay đổi cục diện chiến sự.
Dự đoán Nga sẽ tiếp tục gây sức ép về quân sự và kinh tế cho Ukraine
Ông Cancian nhận định, Ukraine đang phải chịu áp lực phải đạt được thành tựu nào đó trên chiến trường, nhằm chứng minh cho phương Tây thấy rằng việc NATO cấp vũ khí có thể giúp Kiev giành lợi thế trước Nga. Nó có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh có nhiều đánh giá về năng lực viện trợ của phương Tây sẽ kéo dài trong bao lâu khi một số nước đã có dấu hiệu cạn kiệt khí tài quân sự.
Giáo sư Barry R. Posen (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) dự đoán: trong năm thứ 2 này, Nga sẽ tập trung bảo vệ những lãnh thổ đang kiểm soát và dựng thêm phòng tuyến để ngăn cản Ukraine phản công. Điều này có thể khiến gia tăng áp lực lên Ukraine trong thời gian tới khi phải cố gắng xuyên phòng tuyến của Nga để phản công. Trong khi đó, Nga có thể tiếp tục tập kích cơ sở hạ tầng của đối thủ nhằm khiến Kiev suy sụp tinh thần.
Khác với cách đánh tổng lực của Nga, Ukraine lại nghiêng nhiều về trường phái tác chiến cổ điển. Ukraine hầu như phòng thủ trước các đà tiến công của Nga trong suốt hơn một năm qua và chờ thời cơ phản công nhanh.
Ukraine dùng trường phái tác chiến cổ điển trong trận đấu
Dù Ukraine đã phản công và giành lại diện tích lãnh thổ lớn từ Nga nhưng nhìn chung vẫn không đủ vũ khí để vươn tới lãnh thổ đối thủ. Chủ yếu Ukraine chỉ tấn công vào mục tiêu quân sự của Nga để ngăn đà tiến công của Moscow.
Cách tiếp cận đối thủ của Ukraine tập trung chủ yếu vào trận đánh trên thực địa. Chiến lược này hướng tới việc quân đội luôn được đặt ở thế sẵn sàng chiến đấu nhằm ứng phó với đối thủ. Chiến thắng được quyết định bởi nhiều yếu tố như: quân đội nước nào kiểm soát trận địa, lãnh thổ, số lượng quân lính đối thủ thiệt mạng, số lượng thiết bị bị phá hủy…
Theo Foreign Policy, Ukraine cần chủ trương cách đánh cổ điển này vì thực tế là họ không đủ tiềm lực về kinh tế và quân sự bằng đối thủ. Ukraine phải dựa vào các nước phương Tây để gây sức ép lên Nga thông qua hơn 11.000 lệnh trừng phạt trong hơn một năm qua. Đồng thời, Ukraine cũng phụ thuộc nguồn cung vũ khí từ phương Tây để chặn các mũi tiến công từ quân đội Nga.
Do không được NATO viện trợ vũ khí tấn công tầm xa và số lượng có hạn nên Ukraine khó có thể tiến công ồ ạt như Moscow. Thay vào đó, Ukraine chọn cách đánh chọn lọc vào mục tiêu quân sự trọng điểm của Nga. Ukraine có thể đánh như vậy bởi họ có lợi thế từ việc tiếp cận nguồn tin tình báo của phương Tây thông qua hệ thống vũ khí do thám từ NATO.
Từ những thông tin này, Ukraine thực hiện đánh bất đối xứng để đối phó với đối thủ mạnh hơn họ rất nhiều về tiềm lực và đã làm Nga gặp không ít khó khăn trong hơn một năm qua. Những thành công trong việc phản công của quân đội Ukraine trong vài tháng qua nằm ở chiến thuật "né mạnh, đánh yếu". Chiến thuật này chủ yếu tránh đối phó trực diện với thế mạnh của đối thủ, tìm điểm yếu để khai thác và tấn công.
Trong đợt phản công tại Kharkov hồi tháng 9/2022, Ukraine nhận thấy Nga đang phải kéo căng đội hình để gìn giữ thành quả. Ukraine tuyên bố sẽ có cuộc phản công lớn tại Kherson. Tuyến bố này khiến cho Nga tập trung quân đội xuống Kherson và để lộ sơ hở tại Kharkov. Lúc này, Ukraine dồn quân đến Kharkov và lật thế phản công chớp nhoáng, giành lại hàng loạt khu vực chiến lược.
Rõ ràng, nếu Ukraine lựa chọn đánh mạnh tại Kherson thì họ chưa chắc đã giành được khu vực này. Đồng thời, điều này cũng cho thấy các trận đánh của Ukraine có vẻ riêng lẻ nhưng trên thực tế lại là một chiến thuật tổng thể mang tính bao quát.
Cuộc phản công tại Kherson, Ukraine tiếp tục tập trung vào yếu điểm của Nga. Thay vì đối đầu với hỏa lực của Nga ở miền Đông thì Ukraine lại đưa khí tài tân tiến HIMARS xuống Kherson. Trong cuộc đối đầu có tính tiêu hao, cuộc đua tiếp tế vũ khí và nhu yếu phẩm có vai trò thiết yếu có thể xoay chuyển cục diện.
Việc từ từ bào mòn năng lực tiếp viện của Nga khiến cho Moscow cũng phải đưa ra quyết định rút quân và Ukraine gần như không tốn quá nhiều sức để tấn công. Cuộc chiến bất cân xứng này khiến Ukraine không có quá nhiều phương án tác chiến.
Mặt khác, dù Nga và Ukraine đều là quốc gia Liên Xô cũ và trường phái tác chiến có sự tương đồng nhất định nhưng trong nhiều năm qua, Kiev đã có xu hướng nghiêng về phương Tây. Chuyên gia Freedman cho hay, trong thời gian tới, Nga vẫn sẽ kiên trì theo đuổi cuộc chiến để gây áp lực cho Ukraine tới khi Kiev phải ngồi vào bàn đàm phán.
Tính bất cân xứng trong hai trường phái tác chiến của Nga và Ukraine
Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn chưa thực sự đạt được sự thành công như kỳ vọng. Ukraine vẫn đang thể hiện quyết tâm phản kháng, theo đuổi mục tiêu giành lại lãnh thổ từ Nga. Với chiến thuật gây áp lực cho nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Ukraine, Nga vẫn đang thể hiện sự bất bại của họ.
Thành công của Ukraine trong việc chặn đà tiến công của Nga tại Kiev, chặn phản công Nga ở Kherson và Kharkov đã minh chứng cho phương Tây thấy Kiev có thể vượt qua nghịch cảnh, giành ưu thế trước đối thủ mạnh nếu NATO vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí quân sự và kinh tế.
Những toan tính về việc NATO mở rộng cửa ngõ khiến Nga bất an. Từ lâu, Moscow coi đây là một mối đe dọa lớn với an ninh của nước này. Với trường phái tác chiến của mình, Ukraine có thể hy vọng vào việc họ đạt được bước tiến lớn trên chiến trường và áp lực từ phương Tây đến Nga khiến Kiev đạt được lợi thế trước Moscow trên bàn đàm phán.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...