22/03/2023 | 11:34
Các nhà khảo cổ học trong nhóm phục hồi chiến binh đất nung của Cơ quan Di sản Văn hóa Quốc gia nói rằng: các nghệ nhân cổ đại đã tạo ra đội quân đất nung bằng phương pháp cuộn, xếp chồng và gắn các cuộn đất sét lên nhau. Bởi vậy nên mỗi hình tượng trong độ quân này đều sống động như thật.
Một trong những học giả thuộc nhóm khai quật hố số 1 lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng - Shen Maosheng cho hay: "Các nghệ nhân cổ đại làm những bộ phận cơ thể chính trước bao gồm bàn chân và cẳng chân. Phần đầu và cánh tay được làm riêng sau đó".
Khám phá mới về cách chế tạo đội quân đất nung
Các nhà khảo cổ học cũng lưu ý thêm, sau khi phần thân chính của bức tượng đã khô trong không khí, các nghệ nhân cổ đại sẽ cho thêm lớp thứ hai là đất sét mịn cực kỳ tinh xảo. Tiếp đến, họ sẽ chạm khắc những chi tiết áo giáp và quần áo của chiến binh.
Shen Maosheng nói thêm: “Khi phần thân chính của các chiến binh đã sẵn sàng, các nghệ nhân cổ đại sẽ gắn các cánh tay và đầu vào. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự sống động từ cơ thể đến nét mặt của các bức tượng.”
Một nghệ sĩ Thượng Hải chuyên về nghệ thuật cổ đại nhận định: Những chi tiết lắp ghép trên cơ thể của chiến binh đất nung mang lại một hào quang giống như người thật, điều này cho thấy tính hiện thực của nghệ thuật cổ đại Trung Quốc.
Hố số 1 dài 230m, rộng 62m tương đương tổng diện tích 14.260m2. Đây là hố chôn cất lớn nhất bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Cuộc khai quật lần ba này tại số hố 1 của lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng được thực hiện kéo dài hơn một thập kỷ với tổng diện tích khoảng 430m2.
Theo đó, quá trình khai quật đã phát hiện được hơn 220 tượng đất nung, 16 con ngựa đất nung, 4 cỗ xe cùng nhiều di vật khác như công cụ sản xuất, vũ khí… Các chuyên gia dự kiến sẽ có khoảng hơn 6000 tượng gốm sẽ được tìm thấy trong tương lai, con số này tính toán dựa trên thực tế kết quả các lần khai quật từ trước đến nay.
Phát hiện mới về đội quân đất nung trong lăng mộ Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng đến từ cuộc khai quật thứ 3, hố số 1 ở tỉnh Thiểm Tây phía bắc Trung Quốc. Công cuộc khai quật kéo dài 13 năm nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực rộng hơn 400m2, chiếm khoảng 3% diện tích 14.260m2 của hố.
Hé lộ mới về dự án khai quật đội quân đất nung kéo dài 13 năm
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đặc biệt chú ý đến hiện tượng các tượng đất nung bị gãy tay và có vết cắt bởi thợ thủ công cổ đại. Họ sử dụng bột gốm và vật liệu kết dính để gắn cánh tay vào tượng. Theo phân tích, các nhà khảo cổ chỉ ra được các dấu vân tay của thợ thủ công thời Tần do quá trình đắp đất sét bằng tay trần để lại.
Các dấu vân tay này không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát qua kính hiển vi. Bằng cách so sánh qua kính hiển vi, các nhà khảo cổ xác định được người nào đã làm ra bức tượng này và tuổi thọ của họ là bao nhiêu. Qua đó, họ đã tìm ra một số dấu vân tay của trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 14-16.
Có thể thấy, mỗi mảnh gốm trên các bức tượng của đội quân đất nung đều chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ. Công cuộc khai quật các chiến binh đất nung thời Tần Thuỷ Hoàng vẫn còn kéo dài và còn nhiều điều bí ẩn. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi những cập nhật mới nhất sẽ được update trên Vietnam247.vn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...