18/08/2023 | 10:48
Thông tư 24/2023 của Bộ Công an ban hành ngày 15-8 có quy chế về việc cấp và thu hồi giấy tờ, biển số xe gây thắc mắc cho bạn đọc Nguyễn Văn Thông (sống tại quận Phú Nhuận, TP HCM).
Ông Thông muốn biết nếu không làm biển số xe định danh thì sẽ nhận hình phạt như thế nào. Ngoài ra, nếu lái xe không phải là biển số riêng của mình đi trên đường, ví dụ con trai mượn xe của cha đi chơi có bị coi là “sử dụng xe không chính chủ” hay không.
Theo quy định, người dân sẽ bị xử lý hành chính theo điều 30 Nghị định 100/2019 nếu không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe. Cụ thể, với xe máy, chủ xe sẽ bị phạt từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng nếu là cá nhân, từ 1,6-4 triệu đồng nếu là tổ chức; Với ô tô, máy kéo hoặc các loại xe khác, chủ xe sẽ bị phạt từ 2-4 triệu đồng nếu là cá nhân, từ 4-8 triệu đồng nếu là tổ chức.
Nắm rõ các quy định về biển số định danh
Người dân có thể làm biển số xe định danh tại Đội Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP HCM). Hiện tại, không có căn cứ để xử phạt người điều khiển xe không phải là biển số riêng của mình. Trường hợp này chỉ áp dụng cho chủ xe khi bán xe.
Nếu như mượn xe của người quen hoặc thuê xe từ bên ngoài thì người điều khiển xe phải có đủ các loại giấy tờ liên quan như giấy đăng ký xe, bảo hiểm bắt buộc, giấy phép lái xe theo quy định.
Theo Thông tư 24, điều 3, điều 9 thì không có giới hạn về số lượng biển số định danh cho một cá nhân. Một công dân có thể sở hữu nhiều biển số định danh cho các xe máy, ô tô của mình, mỗi biển chỉ gắn cho một xe.
Điều này cần được hiểu rằng đây là quyền sở hữu tài sản của công dân. Công dân có quyền mua nhiều xe và đứng tên chủ sở hữu. Tuy nhiên, để được cấp biển số định danh thì phải dựa vào định danh của chủ xe làm cơ sở. Nghĩa là định danh của chủ xe là tiêu chí để từ đó có thể cấp nhiều biển số định danh cho người này đăng ký vào các xe khác nhau mà họ có.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...