Mỹ nỗ lực tái đối thoại nhưng Trung Quốc lại ngó lơ

07/04/2023 | 13:53

Sau vụ bắn hạ khí cầu, Mỹ đã cố gắng nối lại các đường dây liên lạc cấp cao với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh không mấy quan tâm còn cố tình làm lơ với điều này.

Trung Quốc làm lơ trước nỗ lực tái đối thoại của Mỹ 

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định hủy chuyến thăm tới Bắc Kinh vào hồi đầu tháng 2 của Ngoại trưởng Antony Blinken sau khi không quan nước này phát hiện và bắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc. Mỹ cho rằng khinh khí cầu này đã xâm nhập không phận để tiến hành “hoạt động do thám”. Trước sự việc trên, Trung Quốc đã có phản ứng dữ dội, cho rằng Mỹ đã hành động một cách thái quá khi bắn rơi khinh khí cầu. 

Sự cố trên khiến mối quan hệ của hai cường quốc đã trắc trở lại càng trở nên khó khăn hơn. Sau khi những ồn ào, tranh cãi dần lắng xuống, Mỹ nỗ lực thúc đẩy các cuộc đối thoại cấp cao với Trung Quốc. Trong đó, có việc lên lại lịch trình chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken tới Bắc Kinh và một số chuyến thăm cấp cao khác. Cùng với đấy là việc tổ chức cuộc điện đàm giữa tổng thống Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trung Quốc làm lơ trước nỗ lực tái đối thoại của Mỹ

Trung Quốc làm lơ trước nỗ lực tái đối thoại của Mỹ 

Về phía Trung Quốc, họ cho thấy không mấy quan tâm đến nỗ lực của Mỹ và mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng lạnh nhạt sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 5/4 tại California. Sự kiện diễn ra  khi bà Thái quá cảnh tại Mỹ trên đường về Đài Loan sau khi đã kết thúc chuyến thăm hai nước Trung Mỹ. 

Việc Trung Quốc né tránh các cuộc đàm phán cấp cao với Mỹ cho thấy những căng thẳng và bế tắc trong mối quan hệ giữa hai quốc gia đang leo thang. Ở thời điểm hiện tại, mọi nỗ lực chỉ xuất phát từ phía Washington. Nhiều quan chức cấp cao của Mỹ lo ngại việc Trung Quốc sẽ quay lưng với Mỹ, không chấp nhận nối lại liên lạc. Điều này có thể sẽ tạo nên một cuộc khủng hoảng lớn trên phạm vi toàn cầu. 

Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell cho biết, Trung Quốc không muốn tham gia vào bất cứ cuộc hội thảo nào về xây dựng lòng tin, xử lý khủng hoảng hay thiết lập đường dây nóng. Trên thực tế, các lực lượng quân sự của Mỹ và Trung Quốc đang hoạt động rất gần nhau khiến hai bên phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. 

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ và lãnh đạo Đài Loan khiến Trung Quốc không hài lòng

Sau khi hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken tới Bắc Kinh, Washington giải thích đó chỉ là quyết định mang tính tạm thời, trì hoãn chứ họ không có ý định cắt đứt mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng cuộc gặp giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ và lãnh đạo Đài Loan là hành động leo thang không thể chấp nhận được. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng, cuộc gặp trên đã làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này. Trung Quốc coi Đài Loan và một tỉnh đang chờ thống nhất và tuyên bố sẽ dùng vũ lực khi cần thiết. 

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ và lãnh đạo Đài Loan

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Hạ viện Mỹ và lãnh đạo Đài Loan

Tại cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Mỹ tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan hôm 5/4 vừa qua, bà Thái Anh Văn cảm hơn quốc hội Mỹ đã hỗ trợ hòn đảo và cho rằng hai quốc gia nên chung vai sát cánh để trở nên lớn mạnh hơn. Đáp lại, Chủ tịch Hạ viện cho biết hai bên đã thảo luận những biện pháp để tăng tốc chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, khẳng định lưỡng đảng tại Mỹ hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó đã cáo buộc Mỹ thông đồng với các lực lượng ly khai để đòi độc lập ở Đài Loan. Ông khẳng định, Bắc Kinh sẽ kiên quyết áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ luôn duy trì ở trạng thái báo động cao, sẵn sàng thực thi mọi chức trách và nhiệm vụ.

Căng thẳng trong vấn đề Đài Loan được xem là nguyên nhân khiến Trung Quốc phản đối đề xuất về cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Mỹ Biden.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - ông Jake Sullivan cho biết, Nhà Trắng hy vọng lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước sẽ điện đàm sau khi Trung Quốc bế mạc kỳ họp quốc hội. Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã trả lời rõ ràng Bắc Kinh không vội vàng với đề xuất trên. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Mỹ cần thể hiện thái đội chân thành trong việc nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ Trung - Mỹ đi đúng hướng. 

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nhắc lại một lần nữa muốn có cuộc điện đàm với Trung Quốc một tuần sau đó. Tuy nhiên, Bắc Kinh không tiếp tục trả lời.

Nhà Trắng hy vọng lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước sẽ điện đàm

Nhà Trắng hy vọng lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước sẽ điện đàm

Theo ông Kirby, chính quyền Biden cũng đề xuất Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen công du Trung Quốc, đồng thời nối lại chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Blinken. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, họ rất hoan nghênh mong muốn của Bộ trưởng Yellen và sẵn sàng chào đón chuyến thăm của Bộ trưởng Raimondo. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chính phủ Trung Quốc vấn chưa đưa ra lịch trình cụ thể cho các sự kiện. 

Trên thực tế, quan chức cấp cao của cả hai nước vẫn có những tương tác riêng lẻ, nhưng vấn không đủ để phục hồi lại mối quan hệ Trung - Mỹ  thông qua những cuộc đối thoại có ý nghĩa. Vào tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia Sullivan đã có cuộc trò chuyện với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị. Tuy nhiên, một cựu quan chức chính quyền cho hay, đây là kênh quan trọng nhưng có tính nhạy cảm của thông tin nên ít được sử dụng. Ông nảy cho rằng, các kết nối sẽ được mở rộng sau khi đại sứ mới của Trung Quốc Tạ Phong ổn định công tác tại Washington 

Theo các quan chức chính quyền Mỹ, hiện tại các đường dây liên lạc về quản lý khủng hoảng quân sự song phương đều bị cản trở do Bắc Kinh từ chối phát triển các hệ thống đáng tin cây cùng Mỹ. Những hệ thống này có khả năng ngăn chặn những sự cố bất ngờ, đặc biệt là xảy ra ở Biển Đông. 

Theo giới quan sát, việc chính quyền Mỹ giữ liên lạc thường xuyên và hiệu quả với Trung Quốc là một thách thức lớn kể từ khi tổng thống Biden nhậm chức. Ngay cả khi các kênh liên lạc được duy trì thì chúng cũng tạo ra rất ít nội dung có ý nghĩa khiến giới chức Mỹ mong muốn được kết nối ở cấp cao hơn, nhất là với Chủ tịch Tập Cận Bình

Mùa thu năm 2021, các quan chức Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy thành công cuộc điện đàm trực tuyến giữa ông Biden và ông Tập vì nhận thấy các cuộc điện đàm thấp hơn không đi đến đâu. Một quan chức cấp quan của Mỹ cho hay, việc giao tiếp ở cấp lãnh đạo là điều cần thiết để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc thiết lập quan hệ giữa hai chính phủ. 

 

Nguyễn Hà

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất