Nga tuyên bố: lệnh bắt ông Putin sẽ gây hậu quả khủng khiếp

22/03/2023 | 09:34

Ngày 20/3, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga - ông Dmitry Medvedev đã đăng trên Telegram của mình: "Họ ra quyết định xét xử tổng thống của một cường quốc hạt nhân không tham gia Tòa Hình sự Quốc tế (ICC)”. Theo đó, luật pháp quốc tế sẽ phải gánh chịu hậu quả vô cùng khủng khiếp.

Quyết định của ICC về lệnh bắt ông Putin

Ngày 17/3 vừa qua, Tòa hình sự Quốc tế ICC đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga -  Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga, người phụ trách quyền trẻ em, ông Maria Lvova-Belov với cáo buộc di chuyển trẻ em Ukraine sang Nga bất hợp pháp. Ngay sau đó, ông Medvedev đã đăng tải trên mạng xã hội với nội dung mỉa mai lệnh bắt của ICC chỉ như “giấy vệ sinh”.  

Quyết định của ICC về lệnh bắt ông Putin

Quyết định của ICC về lệnh bắt ông Putin

Ông Medvedev thẳng thắn nêu thêm trong bài Telegram: "Quyết định của ICC cũng đồng nghĩa với sự sụp đổ của nền tảng, nguyên tắc luật pháp", "Sẽ không ai tham gia vào bất kỳ tổ chức Quốc tế nào nữa, mọi người sẽ tự đàm phán với nhau. Những quyết định ngớ ngẩn của Liên Hợp Quốc và các cơ quan liên quan sẽ bị phá vỡ. Sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống quốc tế không còn xa".

Quan chức Nga chỉ trích sự “vô dụng” của ICC

Ông Medvedev cũng chỉ trích sự “vô dụng” của tổ chức ICC, từ khi thành lập chỉ mới xét xử trên dưới 30 người vô danh và không đạt được hiệu quả gì. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cũng cho biết: Những phán quyết chỉ được đưa ra tại các quốc gia và lãnh đạo quốc gia trong hai trường hợp; hoặc là quốc gia đó đã suy yếu, gần như mất chủ quyền; hoặc là quốc gia thua trận và phải chịu đầu hàng. 

Quan chức Nga nêu lên quan điểm thất vọng về tổ chức ICC. Họ đã không làm được việc gì khi chứng kiến những tội ác mà Mỹ đã gây ra tại Afghanistan và Iraq. Điều này càng làm mất uy tín của Toà hình sự Quốc tế. Ông Medvedev đồng thời cảnh báo về khả năng tên lửa Oniks sẽ được phóng từ tàu Nga ở vùng Biển Bắc vào trụ sở ICC tại The Hague, Hà Lan.

Ông Medvedev kết luận: Sẽ không có chiến tranh xảy ra bởi tòa án chỉ là tổ chức quốc tế cùng khổ, không phải một quốc gia NATO. Họ sẽ sợ hãi và không ai tiếc thương cho họ. 

Việc ICC phát lệnh bắt ông Putin cho thấy sự thù địch rõ ràng

Cuộc họp báo ngày 20/3 vừa qua, người đại diện phát ngôn Điện Kremlin cho biết: việc tổ chức ICC phát lệnh bắt Tổng thống Nga Putin cho thấy động thái thù địch rõ ràng đang nhằm vào nước này và ông chủ Điện Kremlin.

Việc ICC phát lệnh bắt ông Putin cho thấy sự thù địch rõ ràng

Việc ICC phát lệnh bắt ông Putin cho thấy sự thù địch rõ ràng

Ông Peskov nói: "Chúng tôi ghi nhận những hành động đó, nhưng sẽ không quá bận tâm, bởi làm vậy chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì", "Do đó, chúng tôi bình tĩnh xem xét lại vấn đề và ghi lại mọi diễn biến cũng như tiếp tục công việc của mình".

Trước đó, một phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng: "xét theo quan điểm pháp lý, các cáo buộc của ICC không có ý nghĩa gì bởi Nga không tham gia vào quy chế Rome của ICC và không có nghĩa vụ nào liên quan". Phát ngôn viên từ Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng lưu ý rằng những quy định của ICC không có hiệu lực ở Nga. Đồng nghĩa với đó, lệnh bắt tổng thống Nga vô hiệu trên quan điểm pháp lý.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 20/3, nhắc đến lệnh bắt ông Putin của ICC,  phát ngôn viên Uông Văn Bân - Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng: "ICC nên có những quan điểm công bằng, bác bỏ chính trị hóa và các tiêu chuẩn kép". 

Giới phân tích nhận định, lệnh bắt giữ Tổng thống Putin của ICC chủ yếu mang tính biểu tượng nhằm thể hiện thái độ với cuộc chiến ở Ukraine. Quyết định này của ICC không có quá nhiều tác động thực tiễn bởi Nga không tham gia vào tổ chức Quốc tế này.

Dựa trên lý thuyết, nếu Tổng thống Putin đến lãnh thổ của 123 quốc gia thuộc thành viên ICC, họ sẽ phải bắt giữ ông và giao cho ICC. Tuy nhiên, trên thực tế không phải quốc gia nào cũng đều tuân thủ lệnh bắt ông Putin của tòa. Đồng thời, khả năng tổng thống Nga tới thăm các nước mà Moskva cho là "không thân thiện" cũng rất hiếm hoi. Những động thái của sự việc này sẽ tiếp tục được cập nhật trên Việt Nam 247.

 

Lê Hồng

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất