04/06/2023 | 08:43
Hôm 3/6, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ thông báo, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon của Mỹ và tàu hộ vệ HMCS Montreal của Canada đã có chuyến hành trình thường lệ qua eo biển của Đài Loan. Đây là khu vực được áp dụng quyền tự do hàng hải và hàng không theo quy định của luật pháp quốc tế.
Hạm đội 7 khẳng định, việc tàu chiến của Mỹ và Canada qua eo biển Đài Loan thể hiện sự cam kết của Mỹ, các đồng minh và đối tác về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, mở rộng.
Hình ảnh tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon của Mỹ
Theo thông tin từ Reuters, tàu chiến của Mỹ thường xuyên qua eo biển Đài Loan với tần suất trung bình khoảng 1 lần/tháng. Tuy nhiên, rất hiếm khi triển khai hoạt động cùng với các tàu chiến của đồng minh ở khu vực này.
Động thái trên được diễn ra cùng ngày với việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đề cập đến vấn đề Đài Loan được nêu trong bài phát biểu ở Singapore tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La. Bộ trưởng Austin nêu quan điểm, nếu xảy ra cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan sẽ gây nên một hậu quả thảm khốc. Do đó, Mỹ vẫn quyết tâm duy trì sự ổn định, hòa bình trên khu vực này.
Ông Austin cho biết, mặc dù Washington và Bắc Kinh đều dự Đối thoại Shangri-Lacho nhưng cho đến thời điểm hiện tại ông vẫn chưa có bất cứ cuộc đàm phán nào với người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc. Phía Mỹ đã nhiều lần đề nghị tổ chức hội đàm nhưng đều không nhận được phản hồi từ phía Trung Quốc.
Bình luận của người đứng đầu Lầu Năm Góc tại Đối thoại Shangri-La đã vấp phải phản ứng của phái đoàn Trung Quốc. Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi đã nói bên lề diễn đàn rằng, ông Austin đã đưa ra những cáo buộc hoàn toàn sai sự thật. Một thành viên khác của phái đoàn Trung Quốc đã tuyên bố, Mỹ không có quyền yêu cầu Trung Quốc phải làm gì.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...