31/01/2023 | 00:36
Khi các đề nghị của Đức không được Nga thực hiện thì chiến tranh sẽ còn leo thang. Tuy nhiên, có vẻ như Nga không chịu nhượng bộ, quyết tâm "sáp nhập" một số vùng lãnh thổ của nước láng giềng bằng vũ lực. Thông tin được cập nhật bởi Ngôi Sao Việt.
Khi trả lời báo chí, Thủ tướng Đức Olaf Scholz luôn bày tỏ quan điểm muốn điện đàm với phía Nga với mục đích chấm dứt chiến tranh tại Ukraine. Theo ông, để làm được điều này thì hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của ông Putin. Khi Nga rút quân, chiến tranh sẽ kết thúc.
Đây là cách để thế giới thoát khỏi tình trạng căng thằng. Ông cũng đanh thép tuyên bố và cảnh báo "Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không nên bị lôi kéo vào cuộc chiến này". Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ làm mọi việc để có thể đảm bảo rằng những vấn đề quân sự của Nga Ukraine không trở thành cuộc đối đầu giứa NATO và Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc phỏng vấn ngày 30/1
Ông cho biết, những cuộc gọi của mình từ trước đến giờ với Putin không hề "khiếm nhã". Tuy nhiên, thái độ của Tổng thống Nga lại không hề muốn thỏa hiệp. Ông Putin từng tuyên bố lập trường rõ ràng rằng, Nga muốn dùng “vũ lực để có thể sáp nhập một số lãnh thổ của quốc gia láng giềng - Ukraine". Mối quan hệ giữa Đức và Nga trở nên căng thẳng sau những cuộc điện đàm.
Trước những thông tin này, Điện Kremlin đã đưa ra phản hồi của mình. Phía Nga cho biết, hiện chưa có cuộc thảo luận nào với Thủ tướng Scholz được thống nhất. Tuy nhiên, Nga và Tổng thống Putin luôn "sẵn sàng liên lạc" để giải quyết những mâu thuẫn.
Trước đây, Đức đã khá nhiều lần chuyển vũ khí và các phương tiện phục vụ chiến tranh cho Ukraine. Tuy nhiên, cũng trong bài phỏng vấn vừa qua, Thủ tướng Scholz đã có những tuyên bố liên quan đến việc này. Ông cho biết, nếu Kiew tăng cường kêu gọi phương Tây cung cấp vũ khí quân sự thì Đức sẽ không viện trợ chiến đấu cơ cho Ukraine. Tổng thống cũng kêu gọi những quốc gia phương Tây cần đứng ngoài cuộc chạy đua những loại vũ khí tinh vi.
Vũ khí từ các nước phương Tây liên tục chuyển đến Ukraine
Trước đó, ngày 5/1 thì Mỹ và Đức vừa tuyên bố gửi xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine. Anh cũng đã đồng ý hỗ trợ xe tăng chủ lực cho nước này.Tuy nhiên, NATO và các đồng minh Liên minh châu Âu (EU) đã liên tục gây sức ép cho Đức. Thủ tướng cho rằng, những tranh luận về việc có hỗ trợ xe tăng hay không sẽ khiến người dân mất niềm tin vào quyết định của Chính phủ.
Động thái này xảy ra khi Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Andriy Melnyk liên tục hối thúc Đức cung cấp hàng chục máy bay chiến đấu Tornado. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia một "liên minh máy bay chiến đấu" để hỗ trợ cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Trong bài phát biểu diễn ra ngày 28/1 vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng mong muốn được viện trợ chiến tranh từ các quốc gia phương Tây với vũ khí tân tiến hơn. Ví dụ như Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật (ATACMS).
Liệu Đức và Nga có đạt được những thỏa thuận trong cuộc chiến ơ Ukraine? Chiến tranh giữa Nga và Ukraine bao giờ sẽ kết thúc? Phản ứng của các quốc gia "nằm ngoài" cuộc chiến sẽ tiếp tục như thế nào? Theo dõi chuyên mục Tin quốc tế Việt Nam 247 để được cung cấp thông tin liên tục.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...