Khám phá chức năng và công dụng của các bộ phận máy tính để bàn

10/01/2023 | 11:10

Máy tính để bàn đã trở thành một thiết bị công nghệ khá phổ biến hiện nay. Nhưng liệu đã bao giờ bạn từng thắc mắc, các bộ phận máy tính để bàn gồm những phần nào không? Chức năng của từng phần này là gì? Cùng Ngôi Sao Việt tìm hiểu về các vấn đề trên qua bài dưới đây nhé.

Bộ phận máy tính để bàn bao gồm những gì?

Các bộ phận máy tính để bàn bao gồm rất nhiều linh kiện nhỏ khác nhau. Thế nhưng, chúng ta chỉ tìm hiểu những bộ phận chính của máy như: Bo mạch chủ, CPU (bộ xử lý trung tâm máy), bộ nhớ truy xuất, thiết bị lưu trữ cố định, card đồ họa…

Tính đến thời điểm hiện tại thì máy tính để bàn và máy tính xách tay là hai thiết bị công nghệ được sử dụng nhiều nhất. Đối với laptop thì khá khó để nâng cấp (hầu như chỉ có thể nâng cấp RAM, SSD và những linh kiện cơ bản). Nguyên nhân là bởi cách sắp xếp linh kiện của laptop nhằm phục vụ tính linh động của thiết bị. Còn đối với máy tính để bàn thì người dùng có thể tùy chỉnh và nâng cấp một cách dễ dàng hơn.

Các bộ phận có trong máy tính bàn

Các bộ phận có trong máy tính bàn

Chức năng của từng bộ chính trong thùng máy tính

Dưới đây là những chi tiết và chức năng của từng bộ phận bên trong thùng máy tính để bàn.

Thùng máy tính

Khi nói về bộ phận máy tính để bàn không thể thiếu được thùng máy tính. Chiếc thùng máy được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: lỗ thông hơi tản nhiệt, các cổng kết nối dây cáp ngoài, bên cạnh đó có thể kèm theo các phụ kiện phát sáng theo ý thích.

Kích thước của thùng máy tính trên thị trường có cả loại to và nhỏ. Việc sử dụng thùng to hay nhỏ phần lớn phụ thuộc vào các bộ phận, cấu hình bên trong thùng. Thế nhưng điều này không phản ánh cho việc thùng máy to thì mới mạnh. Tất cả phụ thuộc vào phần bo mạch chủ của máy và những bộ phận bên trong.

Bo mạch chủ - Bộ phận máy tính quan trọng nhất

Trong các bộ phận máy tính để bàn thì bo mạch chủ được xem là phần quan trọng nhất. Bo mạch chủ sẽ có những khe cắm để liên kết với các bộ phận khác như: CPU, RAM, SSD… Bên cạnh đó, thiết này còn có thể gắn trực tiếp với bộ phận khác, điển hình là CMOS (đây là bán dẫn oxit kim loại).

Hầu hết bo mạch chủ trên thị trường đều được thiết kế theo kích cỡ, tiêu chuẩn khác nhau. Mỗi loại bo mạch sẽ tương thích với những loại linh kiện riêng. Vậy nên, bạn cần kiểm tra và cân nhắc kỹ trước khi mua để tránh lỗi không tương thích.

Bo mạch chủ đóng vai trò quan trọng trong bộ phận máy tính

Bo mạch chủ đóng vai trò quan trọng trong bộ phận máy tính

Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên

Thành phần tiếp theo trong các bộ phận máy tính để bàn là RAM. Đây là viết tắt của cụm từ Random Access Memory, có thể hiểu là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.

Chức năng của Ram là lưu trữ tạm thời các dữ liệu thông tin của phần mềm, chương trình máy đang chạy. Mặc dù vậy, những thông tin dữ liệu chỉ được tạm thời giữ trên RAM. Khi máy của bạn tắt nguồn, lập tức toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất hết.

Đa số các loại RAM khi sử dụng đều hoạt động theo nguyên tắc kiến trúc kênh đôi. Điều này giúp phân chia và tăng thông dữ liệu cho máy tính.

Bộ phận xử lý trung tâm - CPU

CPU là một trong những bộ phận rất quan trọng của các bộ phận máy tính. Tại đây chứa các bộ vi xử lý, một CPU mạnh sẽ hỗ trợ máy tối ưu hiệu suất để hoạt động một cách hiệu quả.

Hiểu đơn giản thì CPU được xem như não bộ của máy tính. Tất cả thao tác xử lý, truy cập dữ liệu trên máy đều cần thông qua CPU rồi mới hiển thị trên màn hình. 

CPU - bộ não của máy tính

CPU - bộ não của máy tính

PSU - Nguồn điện

Đây có lẽ là một bộ phận không mấy quen thuộc đối với những người không am hiểu về công nghệ. PSU là nguồn điện của máy, nếu bộ phận này hoạt động không tốt thì máy cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu bộ phận này ổn định thì máy tính của bạn sẽ hoạt động được hết công suất.

Bạn nên nghiên cứu trước thông số kỹ thuật của GPU, CPU của máy rồi mới lựa chọn đến PSU.

Thiết bị lưu trữ cố định

Thiết bị lưu trữ cố định hay còn gọi là ổ cứng, giữ vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu có trên máy của bạn. Thiết bị này sẽ bao gồm cả phần mềm và hệ điều hành của máy tính. Hiện nay, HDD và SSD là hai loại ổ cứng được sử dụng nhiều nhất trên thị trường.
Mỗi loại ổ cứng sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau tùy vào nhu cầu của mỗi người. Đối với HDD thì có giá thành rẻ, thế nhưng tốc độ đọc, ghi, xử lý thông tin chậm hơn so với SSD.

Ổ cứng -  lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong máy

Ổ cứng -  lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong máy

Quạt tản nhiệt

Một trong những phần được đánh giá khá quan trọng trong bộ phận máy tính bàn là quạt làm mát. Khi máy của bạn hoạt động lâu thì lượng nhiệt tỏa ra sẽ lớn. Trong quá trình hoạt động, nếu máy của bạn không được hỗ trợ làm mát đúng cách thì CPU và các bộ phận khác sẽ dễ bị hư hỏng do nhiệt độ cao quá mức.

Hiện nay, nhiều người còn sử dụng hệ thống làm mát bằng nước để đáp ứng tốt việc hạ nhiệt cho quá trình sử dụng máy tính.

Card đồ họa - GPU

Card đồ họa hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa liên kết giữa máy tính và màn hình. Tác dụng của chính GPU là hỗ trợ xử lý mọi dữ liệu liên quan đến hình ảnh, video và xuất ra bên ngoài màn hình.

Cổng kết nối - Bộ phận máy tính giúp liên kết với các thiết bị khác

Một trong những nơi dùng để kết nối giữa máy tính và những thiết bị ngoại vi khác. Bên cạnh đó, có nhiều cổng kết nối có thể cắm trực tiếp vào bo mạch chủ của máy tính bàn.

Cổng kết nối các thiết bị khác

Cổng kết nối các thiết bị khác

Màn hình máy tính

Sau khi đã tìm hiểu về những thành phần chính có trong thùng máy, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu bộ phận quan trọng không kém đó là màn hình máy tính.

Màn hình là một bộ phận máy tính không thể thiếu. Hiện nay phổ biến trên thị trường có màn hình LCD - tinh thể lỏng. Bên cạnh đó, còn có thêm màn hình cảm ứng và OLED với cấu tạo siêu mỏng, tiết kiệm năng lượng.

Khe cắm mở rộng

Bên cạnh những bộ phận máy tính quan trọng ở trên, thì phần khe cắm mở rộng cũng khá quan trọng. Thông thường bo mạch chủ của máy sẽ được trang bị thêm những khe mở rộng. Phần này được thiết kế riêng để phù hợp với từng loại khe mở rộng khác và có thể tháo rời, được gọi chung là card.

Người sử dụng có thể dùng khe cắm mở rộng thêm các card đồ họa, thu TV… Mặc dù vậy, loại card này cần phải phù hợp với từng loại khe cắm mở rộng của máy tính đang dùng.

Một số bộ phận ngoại vi khác

Các bộ phận ngoại vi này bao gồm: bàn phím, loa, chuột, tai nghe… Phần lớn đều được cắm vào các cổng kết nối ngoại vi có sẵn tại PC.

Như vậy, bài viết trên là những thông tin liên quan đến bộ phận máy tính cũng như chức năng của chúng. Mong rằng những kiến thức được tổng hợp từ Vietnam247.vn sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến cho bạn đọc.

Dung

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tin Công Nghệ

Các nước ồ ạt phát triển vũ khí laser công suất cao

Các quốc gia trên khắp thế giới đang nhanh chóng phát triển vũ khí laser công suất cao để sử ...

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất