15/04/2023 | 09:41
Như vietnam247.vn đưa tin, ông Nguyễn Hữu Toàn vừa có đơn gửi cơ quan chức năng xin cho bà Nguyễn Phương Hằng tại ngoại. Theo đơn, ông Toàn cho rằng hành vi của Hằng thể hiện qua các buổi livestream đã được cơ quan điều tra khám xét, không nhất thiết phải tạm giam để tiếp tục điều tra, thu thập chứng cứ. Bên cạnh đấy, tội danh của bà Hằng cũng không phải là thuộc vào nhóm tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng phải tam giam để điều tra, truy tố, xét xử.
Nhiều độc giả của Vietnam247.vn thắc mắc, theo quy định của pháp luật thì trường hợp nào được dùng tiền để bảo lãnh tại ngoại? Với trường hợp của bà Hằng thì gia đình cần đặt bao nhiêu tiền và số tiền đó có được hoàn trả lại hay không?
Theo Luật sư Quách Thành Lực, pháp luật Việt Nam cho phép người là bị can, bị cáo đặt một số tiền để được tại ngoại. Nói cách khác thì đây là dùng tiền để đảm bảo, xem như một biện pháp để ngăn chặn thay thế cho tạm giam được cụ thể hóa tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Bà Nguyễn Phương Hằng được người thân bảo lãnh tại ngoại
Theo đó, số tiền đặt để đảm bảo sẽ phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị cáo, bị can. Bị can, bị cáo được đặt tiền để bảo lãnh tại ngoại cần làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau:
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này sẽ bị tạm giam và tịch thu luôn số tiền đã đặt nộp vào ngân sách nhà nước.
Tại Điều 122, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng nêu rõ, những người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, thẩm phán chủ tọa của phiên tòa sẽ có quyền quyết định số tiền đảm bảo cho bị can, bị cáo tại ngoại. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này trước khi thi hành phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Theo quy định tại bộ luật này, thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Đối với người bị kết án phạt tù, thời hạn đặt tiền không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó chấp hành án phạt tù. Viện kiểm sát, tòa án sẽ có trách nhiệm trả lại số tiền để đặt cho bị can, bị cáo nếu họ chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan.
Những người thân thích của bị can, bị cáo được Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Tòa án chấp nhận đặt tiền để bảo lãnh phải tiến hành làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu vi phạm thì số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này sẽ được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến bị can, bị cáo.
Đối chiếu với quy định trên thì ông Nguyễn Hữu Toàn hoàn toàn có thể đặt tiền để bảo lãnh cho bà Nguyễn Phương Hằng tại ngoại. Theo đó, cơ quan tố tụng sẽ dựa vào tính chất và mức độ hành vi phạm tội của bà Nguyễn Phương Hằng, cùng với điều kiện cụ thể về thay đổi biện pháp ngăn chặn được quy định tại pháp luật tố tụng hình sự, sẽ chấp thuận hoặc từ chối việc anh trai bà Hằng đặt tiền để đảm bảo.
Về số tiền cần đặt để bảo lãnh bà Nguyễn Phương Hằng tại ngoại được quy định cụ thể tại thông tư liên tịch 06/2018/Thông tư liên tịch - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao:
Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án sẽ có quyền quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, tuy nhiên:
Như vậy, để bà Nguyễn Phương Hằng tại ngoại thì gia đình cần đặt số tiền đảm lãnh ít nhất là 30 triệu đồng.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...