13/04/2023 | 11:36
Cáo trạng vụ án khống giá thiết bị giáo dục xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Ngoài bà Phạm Thị Hằng thì còn có 11 bị can khác bị cáo buộc.
Những đối tượng bị khởi tố trong vụ khai khống giá thiết bị giáo dục tại Thanh Hóa bao gồm:
Bà Phạm Thị Hằng cùng các bị can đồng phạm
Tháng 9/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa có tổ chức đấu thầu Gói thầu số 1 - Mua đồ dùng học tập cho học sinh lớp 1 tại các vùng khó khăn. Biết được thông tin này, Giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa là ông Lê Thế Sơn đã đến gặp bà Hằng để xin tham gia và mong bà Hằng tạo điều kiện để trúng thầu.
Sau đó, bà Hằng đã chỉ đạo Lê Văn Cương là Trưởng phòng Kế hoạch, tài chính cùng với ông Nguyễn Văn Phụng - Chuyên viên phòng Kế hoạch tài chính làm thế nào để tạo điều kiện cho Công ty sách Thanh Hóa trúng thầu. Ông Cương và ông Phụng đã thống nhất với ông Sơn để liên danh Thanh Hà (tức Công ty Sách Thanh Hóa và Công ty Hoàng Đạo) bỏ trúng thầu Gói thầu số 1.
Ông Sơn cùng một số cán bộ của Sở đã thống nhất lập danh mục thiết bị kèm theo giá từng loại thiết bị giáo dục, thiết bị dạy học lớp 1. Ông Sơn cũng liên hệ với phó trưởng phòng kinh doanh Công ty Hoàng Đạo - Ông Bùi Việt Long để lấy thông số kỹ thuật các thiết bị giáo dục. Ông Sơn cũng xin ông Long danh mục, báo giá các thiết bị đồ dùng dạy học của gói thầu.
Ông Sơn đã thổi giá của các loại thiết bị này lên nhiều lần để báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Chỉ tính Gói thầu số 1 thì bà Hằng đã gây thất thoát cho ngân sách nhà nước với số tiền lên đến hơn 7 tỷ đồng.
Lê Văn Cương và Nguyễn Văn Phụng đã thay đổi kết quả trúng thầu
Sau khi Gói thầu số 1 thành công trót lọt thì các đối tượng tiếp tục thực hiện những vụ nâng khống giá tiếp theo. Cụ thể, thời gian sau đó có 25 trên tổng số 27 phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thiết bị dạy học cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính giải quyết vấn đề, hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình cải cách sách giáo khoa mới từ năm 2020-2021 trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Khi nhận được chủ trương này thì bà Phạm Thị Hằng đã chỉ đạo Phó trưởng phòng phụ trách phòng Kế hoạch Tài Chính - ông Trịnh Hữu Nghĩa, ông Phụng lập danh sách các trường tiểu học có nhu cầu trang cấp thiết bị dạy học lớp 1. Từ đó xây dựng danh mục thiết bị giá dự toán để thực hiện Gói thầu số 2. Thời điểm này ông Cương đã nghỉ hưu.
Các đối tượng thực hiện những hành vi tương tự như Gói thầu 1, ông Sơn vẫn đến gặp bà Hằng để mong được tạo điều kiện trúng thầu. Với những thủ đoạn khai khống giá, ở Gói thầu 2, các đối tượng đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền 13.201.226.800 đồng.
Tổng cả 2 gói thầu sau khi cơ quan chức năng thẩm định có giá trị 98.767.659.000 đồng. Tuy nhiên, Cựu Giám đốc Sở Giáo dục Thanh Hóa Phạm Thị Hằng và đồng phạm đã thực hiện các thủ đoạn để nâng khống lên 119.635.532.800 đồng. Tổng số tiền thiệt hại cho nhà nước gần 21 tỷ đồng.
Các đối tượng đã thống nhất về việc ăn chia số tiền gần 21 tỷ đồng này như thế nào? Sau khi kết thúc mỗi gói thầu thì ông Sơn đã đến phòng làm việc và đưa cho ông Phụng mỗi lần 03 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Hằng nhận 200 triệu đồng. Tổng cộng số tiền sau 2 gói thầu đưa cho ông Phụng và bà hằng là 6,2 tỷ đồng.
Ông Phụng tiếp tục phân chia số tiền 3 tỷ mình nhận được cho các đồng phạm cùng thực hiện gói thầu tại sở Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:
Còn lại khoảng 300 triệu đồng thì ông Phụng giữ lại để chi tiêu cho công việc chung của Phòng Kế hoạch tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Các bị can đã khai nhận hành vi phạm tội của mình và nhận trách nhiệm về vụ việc. Các bị can đã nộp tổng cộng 10.6 tỷ đồng, trong đó bà Hằng nộp 5 tỷ đồng.
Tài sản của bà Phạm Thị Hằng bao gồm 1 nhà đất có diện tích 179m2 tại thành phố Thanh Hóa cùng một số bất động sản của các đồng phạm khác cũng đã bị kê biên để điều tra. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định, bà Phạm Thị Hằng đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong công việc để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu thiết bị giáo dục. Bà Hằng cũng đã chỉ đạo thuộc cấp tạo điều kiện cho Công ty sách Thanh Hóa tham gia và trúng thầu.
Bà Hằng và đồng phạm cũng thành lập Hội đồng mua sắm nhưng thực tế lại không thực hiện nhiệm vụ gì liên quan đến 02 gói thầu. Bên canh đó là ký các văn bản đề xuất của cấp dưới dù đã biết rõ nội dung kết quả lựa chọn nhà thầu không công bằng, khách quan. Hành vi của Phạm Thị Hằng gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 20.867.873.800 đồng, số tiền bị can hưởng lợi là 3 tỷ đồng.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...