20/04/2023 | 14:36
Tại hội nghị, cán bộ các đơn vị đã nêu lên những khó khăn, bất cập và kiến nghị sửa Luật PCCC cho sát với thực tại.
Đại tá Phạm Trung Hiếu - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC & CNCH (Công an Thành phố Hà Nội) cho biết: Kể từ năm 2018 đến ngày 14/3/2023, hơn 1500 vụ cháy nổ liên quan đến hệ thống điện đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội. Những vụ cháy nổ này đã khiến 34 người chết, 62 người bị thương. Thiệt hại về tài sản trong các vụ cháy nổ ước tính khoảng 180 tỷ đồng.
Thiệt hại và những vi phạm Luật PCCC trên địa bàn TP Hà Nội
Cũng tính từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thành lập tất cả 35 đoàn kiểm tra liên ngành nhằm tổ chức rà soát vấn đề an toàn PCCC của hơn 400 cơ sở. Qua công tác kiểm tra, đoàn đã phát hiện và kiến nghị gần 900 tồn tại, thiếu sót; đồng thời lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với 160 trường hợp. Số tiền phạt cho những vi phạm về PCCC ước tính lên tới hàng tỷ đồng.
Từ những khó khăn, bất cập kể trên, Thành phố Hà Nội đã đưa ra những kiến nghị cần sửa đổi trong Luật PCCC để sát với thực tiễn, thực trạng cũng như tình hình phát triển của nền kinh tế, xã hội Việt Nam hiện tại. Đồng thời, các ý kiến cũng nêu rõ cần quy định làm rõ trách nhiệm của các chủ hộ, chủ cơ sở về việc tuân thủ pháp luật, đồng thời tự chịu trách nhiệm trong việc đầu tư, xây dựng và quản lý khi công trình đi vào hoạt động.
Ngoài ra, cần sửa đổi lại Luật Điện lực theo hướng thống nhất với Luật PCCC. Trong đó có biện pháp ngăn chặn, ngừng cung cấp điện với các công trình, dự án đã ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Hà Nội - Ông Lê Hồng Sơn đề xuất: Trong thời gian chờ sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan, cần phải có giải pháp linh hoạt khắc phục công tác bảo đảm an toàn PCCC trong quản lý, sử dụng điện.
Kiến nghị sửa đổi Luật PCCC sát với thực tiễn
Ông Sơn cũng cho biết thêm, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất về quy định quản lý, kiểm tra, xử lý những vi phạm về điện sau công tơ. Đồng thời, Hà Nội sẽ có những quy định về việc cắt giảm, ngừng cấp điện cho các công trình, dự án vi phạm quy định về PCCC đã bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động.
Lãnh đạo thành phố đề nghị các sở ban ngành cấp quận, huyện, thị xã cần phải đề ra những nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng, thể hiện trách nhiệm trong công tác PCCC. Lãnh đạo cũng nhấn mạnh những địa bàn có nguy cơ cao thì chính quyền địa phương phải vào cuộc một cách quyết liệt và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Trong hội nghị diễn ra vào ngày 19/4, ông Sơn yêu cầu các đơn vị thực hiện tổng kiểm tra công tác phòng PCCC theo từng nhóm. Người đứng đầu của các đơn vị cần tổng kiểm tra tình hình trên địa bàn mà mình phụ trách, đồng thời hướng dẫn các cơ sở khắc phục và xử lý vi phạm.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...