Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp trong Nghị quyết 28-NQ/TW

31/03/2023 | 11:37

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp một phần thu nhập cho những người lao động khi họ trong tình trạng mất việc.

 Trong Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu nhiều điểm cần phải cải cách để đưa bảo hiểm thất nghiệp thật sự là một trụ cột để lao động có thể dựa vào.

Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp

Đối với hệ thống an sinh xã hội, thì bảo hiểm xã hội giữ vai trò là trụ cột bền vững nhất. Phát triển bảo hiểm xã hội chính là tiền đề và là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Trong chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta luôn nhận thấy Đảng luôn thể hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giữ vai trò trụ cột, bền vững trong hệ thống an sinh xã hội.

Theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về những cải cách chính sách bảo hiểm xã hội nêu rõ. Những điểm mạnh, những giải pháp cải cách chính sách sách bảo hiểm bao gồm cả chính sách thất nghiệp.

Hạn chế về chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở một số năm gần đây luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nó vẫn đang từng bước hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để người lao động tham gia và thụ hưởng những chính sách vừa mang tính chia sẻ, tính đóng - hưởng.

Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện mới chỉ được định chế trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (Luật này có hiệu lực từ 1/1/2007). Vì vậy, thất nghiệp là hiện thực có tính khách quan trong nền kinh tế thị trường. Nó luôn tồn tại trong một tỷ lệ nào đó. 

Thường thì khi thị trường xuất hiện cung - cầu về lao động không đồng điệu thì sẽ xuất hiện tình trạng thất ngiệp. Bao gồm các trường hợp như:

  • Cung lớn hơn cầu
  • Cung không khớp cầu
  • Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Ví dụ: tiền lương tối thiểu, tiền lương hiệu quả, hoạt động công đoàn.

Tại nước ta, những chính sách quy định về bảo hiểm thất nghiệp chỉ mới bắt đầu từ 1/1/2009. Sau 6 năm thì chế độ bảo hiểm thất nghiệp lại được áp dụng thống nhất theo Luật Việc làm năm 2013. Kể từ đó đến nay, bảo hiểm thất nghiệp được xem như là một “chiếc phao cứu sinh” giải quyết không ít khó khăn cho người lao động trong tình trạng thất ngiệp. 

Những người lao động gặp tình trạng thất nghiệp, không có nguồn thu sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu như họ có đầy đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định Luật Việc làm 2013. Ngoài việc hỗ trợ chi tiêu, bảo hiểm thất nghiệp còn giúp người lao động tìm kiếm những công việc mới. Tuy nhiên, thực tế thì việc xây dựng và tổ chức thực thực hiện chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế.

Hạn chế cần phải nói đến chính là chính sách vẫn chưa theo kịp được tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nó chưa thực gắn với thị trường lao động mà chỉ mới tập trung nhiều cho những khu vực chính thức. Các khu vực phi chính thức (khu vực người lao động dễ bị tổn thương) vẫn chưa có chính sách phù hợp. Chính sách vẫn nặng về hướng giải quyết trợ cấp thất nghiệp và chưa chú ý đến những giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Các cơ chế tài chính, cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều điểm bất cập. Những chế độ bảo hiểm vẫn chưa thể hiện được nguyên tắc đóng - hưởng, bình đằng, công bằng và chia sẻ.

 Hiện nay thất nghiệp là vấn đề quan trọng cần được giải quyết hợp lý. Chúng ta không thẻ nhìn nhận thấp nghiệp ở một phạm vi nhất định mà cần phải bao quát hơn. Cần phải khai thác vấn đề sâu hơn để khắc phục những hạn chế trên.

Bảo hiểm thất nghiệp trong Nghị quyết số 28-NQ/TW

Bảo hiểm thất nghiệp trong Nghị quyết số 28-NQ/TW

Chú trọng những giải pháp phòng ngừa trong BHTN

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng mới đây chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện rõ tính ưu Việt trong thời điểm đại dịch Covid-19 xảy ra. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người sử dụng lao động và người lao động. Chính sách bảo thất nghiệp đã khẳng định vai trò trụ cột trong đảm bảo an sinh xã hội của mình. Luôn trợ giúp người lao động vượt qua những khó khăn và ổn định cuộc sống.

Tương tự như những chính sách khác, bảo hiểm thất nghiệp cần phải theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nó cần phải gắn với thị trường lao động và để ý tới những người lao động thuộc khu vực phi chính thức. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì người tham gia vào thị trường lao động cũng dần tăng lên. Bên cạnh đó, mức độ rủi ro mất việc làm cũng theo đó mà tăng lên.

Vào năm 2009, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp có khoảng 6 triệu người thì tính đến ngày 31/12/2020 số người tham gia đã lên đến 13,3 triệu người. Tính đến cuối tháng 4/2022 cả nước có hơn 13,64 triệu người tham gia, tăng 200.000 người so với thời điểm cuối năm 202 và gần bằng 80% số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. So với số lượng người lao động trong độ tuổi thì số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 26,97%. Thông qua đó, chúng ta có thể nhận thấy chính sách bảo hiểm thất nghiệp sửa đổi và bổ sung phù hợp với thực tế tình hình kinh tế - xã hội. Đồng thời góp phần quan trọng làm tăng số người tham gia vào chính sách này. Chính vì vậy, việc cải cách những chính sách về bảo hiểm thất nghiệp là điều cần thiết để đạt những mục đích về số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà Nghị quyết đưa ra.

Trong nghị quyết nêu rõ, nước ta cần phải đạt mục tiêu khoảng 28% lao động trong độ tuổi tham gia vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn 2021. Tuy nhiên, vào giai đoạn đó Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt chỉ tiêu với tỷ lệ 29,75% mặc dù đó là thời điểm nước ta bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 13,39 triệu người tăng hơn so với năm 2020 khoảng 52,4 nghìn.

Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Bên cạnh đó, nghị quyết số 28 cũng đề ra mục tiêu tính đến năm 2025, nước ta phải phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm 2030, thì phấn đấu có khoảng 45% người tham gia. Đây là một trong những mục tiêu lớn và thường khó đạt được bởi việc thực hiện chính sách BHTN trong thời gian cũng đã gặp một số khó khăn như: Việc hình thành và hoàn thiện chính sách BHTN đòi hỏi thời gian dài. Trong khi đó, chính sách này mới được triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra nó cũng liên quan đến nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.

Giờ đây, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đang rất chú trọng đến những giải pháp xử lý hậu quả thông qua việc chi trả khoản trợ cấp thất nghiệp. Cũng như đào tạo, đáp ứng yêu cầu của hình thức giới thiệu việc làm. Thông qua quá trình nghiên cứu trao đổi cũng như tình hình thực tế khi đại dịch xảy ra cho thấy, chính sách bảo hiểm thất nghiệp cần phải chú trọng đến các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Đồng thời, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động. Ngoài ra, nên có những phải pháp cải cách hành chính tạo ra những cơ chế quản lý tài chính, tổ chức tương thích với những chính sách khác đề ra.

Phạm Hiền

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất