03/06/2023 | 16:46
Chính quyền quận Tây Hồ đồng thời cũng giao cho Công an quận Tây Hồ điều tra, làm rõ đơn tố cáo cựu hiệu trưởng nhận tiền tuyển sinh.
Theo dõi vụ việc, luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, ngoài các quy định của pháp luật về các ngành và lĩnh vực, người hành nghề còn phải chịu sự điều chỉnh bởi bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Làm rõ việc cựu hiệu trưởng nhận tiền tuyển sinh trái tuyến
Đối với nghề nhà giáo, quy định về đạo đức được điều chỉnh tại "Quy định về đạo đức nhà giáo", ban hành kèm Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Theo đối chiếu của quyết định nêu trên, những vi phạm đạo đức nhà giáo gồm: Đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, lối sống tác phong, bảo vệ truyền thống đạo đức người giáo viên.
Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng, hành chính đối với viên chức giáo dục (quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP). Đối với những viên chức thuộc cấp quản lý, các hình thức kỷ luật là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc.
Luật sư Đồng nhận định: "Đối với trường hợp của cô Bính, cơ quan chức năng sẽ xem xét có việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay không? Nếu cự hiệu trưởng vi phạm đạo đức thì hành vi vi phạm là gì? Xảy ra từ thời điểm nào? Có thiệt hại hay không? Từ đó đưa ra xử lý vi phạm theo quy định pháp luật và quy định của ngành giáo dục".
Trong khi đó, đối với tố cáo cựu hiệu trưởng nhận tiền tuyển sinh trái tuyến, luật sư cho rằng, cơ quan chức năng sẽ làm rõ những điểm như: Hành vi trên có hay không? Số tiền nhận là bao nhiêu? Nhận bao nhiêu lần? Nhận từ ai? Nhận tiền với mục đích gì? Tài liệu, chứng cứ nào liên quan đến hành vi đó? Dựa vào đó, cơ quan công an sẽ xác định động cơ, mục đích của cựu hiệu trưởng.
Dưới góc pháp lý, hành vi "hiệu trưởng nhận tiền tuyển sinh trái tuyến" có dấu hiệu của tội “Nhận hối lộ” được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...