Mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế trào lưu gây mất giá trị văn hóa

27/03/2023 | 14:38

Một năm trở lại đây, chuyện người dân du lịch đổ xô mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế tại Hà Giang trở nên rầm rộ hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đây là trào lưu gây tổn thương đến giá trị văn hóa dân tộc.

Ngoài ra tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng - nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, việc mặc trang phục nước ngoài trên sông Nho Quế gây ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa Việt.

Trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế du khách Việt

Nhiều du khách lựa chọn những bộ trang phục nước ngoài cho chuyến du lịch tại Hà Giang. Du khách có tên Ngọc Anh (29 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Tôi đặc biệt ấn tượng với những bộ trang phục màu sắc nổi bật trên nền nước trong xanh của sông Nho Quế. Chính vì vậy, lần này tôi đã chọn hóa thân thành một cô gái Tây Tạng trong chuyến du lịch vừa rồi. Những lần đến Mộc Châu hay Sa Pa tôi cũng đã từng diện những bộ đồ dân tộc truyền thống”.

Du khách khác với tên Lan Hương (27 tuổi, Hà Nội) cũng đã thuê một bộ trang phục Mông Cổ để chụp trong chuyến du lịch. Cũng bởi bộ trang phục này khá bắt mắt và lên ảnh rất ấn tượng. Hương cho biết: “Khi lựa chọn trang phục này, tôi cũng không suy nghĩ quá nhiều bởi thấy các bạn du khách khác mặc đẹp nên tôi cũng học theo”. 

Trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế đã nở rộ. Các du khách lựa chọn trang phục nước ngoài đa số đều muốn có bộ ảnh đẹp và độc lạ.

Trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế tràn lan trên các trang mạng xã hội

Trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế tràn lan trên các trang mạng xã hội

Chị Lù Thị Viên - người cho thuê trang phục tại sông Nho Quế cho biết: “Loại trang phục nước ngoài được du khách ưa chuộng nhiều hơn đồ truyền thống dân tộc. Đặc biệt là những bộ trang phục của người Mông và người Thái. Có lần, do đã hết trang phục của người Tây Tạng, tôi đã mời khách thuê trang phục của dân tộc mình. Bộ trang phục cũng màu sắc rực rỡ và đầy đủ phụ kiện, tuy nhiên khách thường không đồng ý và nói rằng bộ đó đã chụp nhiều rồi”.

Chị Viên cho biết, mỗi ngày sẽ có 15 - 20 bộ trang phục nước ngoài được lựa chọn. Đối tượng khách lẻ thường là các du khách Việt Nam. Trái ngược với điều đó, những bộ trang phục truyền thống của dân tộc chỉ có số lượng thuê từ 5 - 10 bộ/ngày.

Những bộ trang phục này đều có mức giá thuê bằng nhau thường là 100.000 đồng/bộ. Nếu du khách yêu cầu, các tiểu thương sẽ hỗ trợ trang điểm và tết tóc điều chỉnh lại trang phục cho giống hệt với cách mặc của người Mông Cổ, Thái Lan, Tây Tạng.

Theo như tìm hiểu, các bộ trang phục mà du khách lựa chọn được người dân và các tiểu thương nhập từ Trung Quốc về với số lượng lớn. Phần lớn, những thiết kế này đều được may lại theo nguyên mẫu đồ truyền thống của người Mông Cổ, Tây Tạng, Thái Lan. Tuy nhiên, chất lượng của nó sẽ rẻ hơn bởi nó chỉ phục vụ vào việc cho du khách thuê chụp ảnh.

Những bộ đồ nước ngoài được ưa chuộng hơn trang phục truyền thống

Những bộ đồ nước ngoài được ưa chuộng hơn trang phục truyền thống

Lời nhắn của travel blogger nổi tiếng về trào lưu

Vào ngày 23/3 một travel blogger nổi tiếng có tên Khoai Lang Thang (32 tuổi, tên thật Đinh Võ Hoài Phương) đã chia sẻ lên mạng xã hội với nội dung: “Một vài người bạn nước ngoài đã thắc mắc với mình rằng: “Nho Quế có phải là địa danh của Việt Nam không?" Họ ngạc nhiên khi thấy tràn lan những bức ảnh khách du lịch mặc đồ Mông Cổ trên dòng sông Nho Quế để chụp ảnh. Nếu các bạn có đến du lịch tại sông Nho Quế (Hà Giang) hoặc một địa điểm cạnh đẹp tự nhiên nào khác của Việt Nam cũng nên hạn chế mặc trang phục của nước khác nhé”.

Dưới bài viết, đa phần mọi người đều đồng tình với quan điểm của travel blogger Khoai Lang Thang. Mọi người cho rằng, khách du lịch cũng nên tôn trọng nét văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt, ngay phía dưới phản ánh việc mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế, Hoa hậu Thùy Tiên cũng để lại bình luận: “Lần đầu đến Hà Giang nên Tiên đã không chú ý đến vấn đề này, trong những chuyến đi sau Tiên sẽ chú ý hơn”.

Khoai Lang Thang cho biết, bài viết mà anh chia sẻ trên mạng xã hội chỉ là “chút cảm xúc cá nhân” cũng như lời kêu gọi khách du lịch khi đến Hà Giang hay bất kỳ một địa điểm nào khác thì hãy ưu tiên trang phục của các dân tộc.

Anh nói thêm: “Trên quan điểm cá nhân thì tôi cho rằng mọi người có thể thoải mái mặc bất cứ bộ trang phục nào, miễn sao phù hợp với văn hóa và pháp luật. Tuy nhiên, mọi người nên hạn chế lựa chọn trang phục truyền thống của nước ngoài mặc tại địa danh Việt Nam”.

Khoai Lang Thang góp ý về việc mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế của du khách

Khoai Lang Thang góp ý về việc mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế của du khách

Trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế ảnh hưởng đến văn hóa

Dưới góc độ nhìn nhận của các hướng dẫn viên du lịch tại Hà Giang thì việc du khách lựa chọn trang phục nước ngoài để chụp ảnh là điều không sai. Bởi thực tế ai cũng thích đẹp và có nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, nếu nhìn theo góc độ văn hóa, điều này về lâu dài sẽ gây nên một số ảnh hưởng nhất định. Nhiều du khách chỉ chạy theo trào lưu sống ảo chứ chưa thực sự hiểu hết về trang phục mình thuê.

Khi du khách đến Hà Giang chụp ảnh mặc đồ Tây Tạng, Mông Cổ thì dần những người sau cũng sẽ nghĩ đó là đặc trưng và là trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số sống tại Hà Giang. Muốn hội nhập và giao lưu cùng địa danh đó, chúng ta đừng quên mất văn hóa truyền thống hay bản sắc dân tộc mới là điều để lại dấu ấn. Hy vọng, mọi du khách sẽ lưu tâm hơn về vấn đề trang phục lần này.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng - nhà nghiên cứu văn hóa nhận định trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế là một thực trạng đáng buồn gây nên tổn thương giá trị văn hóa đặc trưng của người dân tộc mình. Theo bà Hồng, trang phục không chỉ là cái mặc mà nó chính là đại diện quốc gia, một bản sắc dân tộc riêng. Bộ trang phục đó cho chúng ta thấy cội nguồn lịch sử phát triển của dân tộc, các đường nét hoa văn, họa tiết trên trang phục đều thể hiện nhân sinh quan của người Việt ta.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng trào lưu ảnh hưởng đến nét văn hóa

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng trào lưu ảnh hưởng đến nét văn hóa

Nữ tiến sĩ cho biết: “Nhiều người dân và các tiểu thương ở Hà Giang nhập trang phục nước ngoài về kinh doanh đơn thuần cũng chỉ là câu khách tăng giá trị vật chất. Tuy nhiên, họ lại quên mất đang đánh đổi phần giá trị tinh thần vốn có. Sự mất mát lớn nhất đó chính là sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc”.

Người dân địa phương hoàn toàn có thể phân biệt được trang phục của người dân tộc và người nước ngoài tuy nhiên khách du lịch thì lại không. Họ chỉ biết đến việc chụp ảnh theo xu hướng độc lạ tràn lan trên mạng xã hội. Cũng chính vì thế mà trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế đã khiến cho việc bản chất là văn hóa du lịch của vùng miền, nhưng sản phẩm hình ảnh lại mang hoa văn, họa tiết của quốc gia khác.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ánh Hồng, nguyên nhân một phần đó chính là do nhận thức của người dân và các tiểu thương tại đây chưa được sâu sắc. Môi trường kinh tế trên thị trường buộc họ phải thích và chạy theo cung - cầu. Bà Hồng kêu gọi mọi người “đừng biến cái giá trị văn hóa truyền thống thành hàng hóa để trao đổi mua bán”. Đồng thời bà cũng mong muốn chính quyền, các đơn vị quản lý tăng cường tuyên truyền và vận động người dân địa phương nhận thức thêm về lòng tự hào và trách nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc nước ta. 

Mỗi người chúng ta không nên nhìn thấy giá trị của vật chất trước mắt mà quên đi giá trị truyền thống văn hóa vẫn luôn hiện hữu, trường tồn. Người dân có thể mất một chút lợi ích trước mắt, tuy nhiên sẽ giữ được mối lợi ích lâu dài hơn. Đồng thời tạo được sức rút riêng và sắc thái văn hóa dân tộc. Rút kinh nghiệm từ trào lưu mặc đồ Mông Cổ trên sông Nho Quế, du khách trong và ngoài nước nên có ứng xử văn hóa đúng đắn và biết tôn trọng mọi giá trị truyền thống của Việt Nam.

Phạm Hiền

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất