Tìm hiểu những nét đặc trưng trong ẩm thực vùng cao Tây Bắc

02/02/2023 | 16:50

Mảnh đất Tây Bắc là cái nôi sinh sống của các dân tộc thiểu số như Tày, Mường, Dao, Thái, Hà Nhì… Bên cạnh những nét văn hóa độc đáo thì ẩm thực vùng cao Tây Bắc cũng là một nét đặc trưng riêng của nơi đây.

Khi thưởng thức món ăn bạn sẽ cảm nhận được sự độc, lạ cùng với hương vị đặc trưng. Trong bài viết dưới đây vietnam247.vn sẽ giới thiệu tới các bạn những món ăn truyền thống chỉ có ở vùng núi Tây Bắc.

Ẩm thực vùng cao Tây Bắc mang đặc trưng riêng

Hiện tại rất rất nhiều dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng đất Tây Bắc. Ở mỗi dân tộc đều có những nét độc đáo, bản sắc riêng trong nếp sống và văn hóa ẩm thực.

Ẩm thực vùng cao Tây Bắc

Ẩm thực vùng cao Tây Bắc

Nguyên liệu đặc trưng trong chế biến món ăn vùng cao

Khi nhắc đến ẩm thực vùng cao Tây Bắc người ta sẽ nghĩ ngay đến “mắc khén”. Đây là một trong những nguyên liệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây. Nếu có cơ hội thưởng thức món ăn có mắc khén, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng của nó. Hầu hết những món ăn của đồng bào vùng cao đều sử dụng thêm mắc khén.

Một số nguyên liệu đặc trưng của Tây Bắc

Một số nguyên liệu đặc trưng của Tây Bắc

Bên cạnh mắc khén thì hạt dổi cũng là một trong những gia vị đặc trưng của người Tây Bắc. Người ta sẽ sử dụng hạt dổi để tẩm ướp những món nướng như thịt gà, sườn, thịt lợn… Ngoài ra, nó còn được giã nhỏ sau đó trộn chung với muối và ớt. Tạo nên một loại nước chấm cay cay, chua chua và thơm ngậy. Nước chấm này thường được dùng để chấm thịt luộc, thịt gà hoặc chấm với xôi trắng cũng rất ngon.

Tây Bắc còn nổi tiếng với các loại gạo như: gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Séng Cù, nếp Tú Lệ… Và tất nhiên không thể không nhắc đến những loại măng rừng từ vầu, trúc, mai, nứa.

Điểm danh một số món ăn đặc sản tại Tây Bắc

Nếu như đã có dịp đến với Tây Bắc, bạn không nên bỏ qua cơ hội săn bắt ẩm thực vùng cao. Sau đây vietnam247.vn sẽ gợi ý một số món ăn ngon, đặc trưng của vùng Tây Bắc mà bạn có thể tìm hiểu và thưởng thức chúng:

  • Món pa pỉnh tộp: Đây là một món cá suối nướng đặc trưng của dân tộc Thái. Món ăn này không chỉ chứa đựng giá trị ẩm thực cao mà còn thể hiện sự khéo léo của người chế biến nó.

Pa pỉnh tộp của dân tộc Thái

Pa pỉnh tộp của dân tộc Thái

  • Thắng cố: Ban đầu là món ăn của người H’mông, tuy nhiên về sau món ăn này được du nhập tới các dân tộc khác. Món ăn được nấu bằng thịt ngựa và được thêm những gia vị truyền thống như: thảo quả, địa điền, lá chanh, quế và muối.

Thắng cố được nấu từ thịt ngựa hoặc bò

Thắng cố được nấu từ thịt ngựa hoặc bò

  • Ẩm thực vùng cao - Thịt gác bếp: Là đặc sản của người Thái Đen, họ sẽ dùng món ăn này để tiếp đãi khách quý. Thịt để chế biến món này có thể dùng bắp bò, trâu hoặc lợn.

Thịt gác bếp đặc sản của dân tộc Thái Đen

Thịt gác bếp đặc sản của dân tộc Thái Đen

  • Món nậm pịa: Món ăn được làm từ nội tạng của loài vật ăn cỏ, bao gồm: dạ dày, lòng, tim, gan, phổi, phế lù và tiết. Ngoài ra, còn một nguyên liệu không thể thiếu đó là pịa (đây chính là phần “phân non” giữa đoạn dạ dày và ruột già).

Nậm pịa được nấu từ nội tạng động vật

Nậm pịa được nấu từ nội tạng động vật

  • Bánh chưng đen là một món ăn độc đáo được người Thái Mường Lò tại Yên Bái sáng tạo ra. Loại bánh này khá giống với bánh chưng của người Kinh, nhưng điểm khác biệt nằm ở màu sắc và hình dáng của chúng.

Bánh chưng đen - Món ăn độc đáo tại Yên Bái

Bánh chưng đen - Món ăn độc đáo tại Yên Bái

  • Ẩm thực vùng cao - Bánh ngải: Loại bánh này có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên và là món ăn truyền thống của dân tộc Tày.

Bánh ngải - món ăn truyền thống của người Tày

Bánh ngải - món ăn truyền thống của người Tày

  • Xôi ngũ sắc: Nếu đã nhắc đến ẩm thực vùng cao Tây Bắc không thể nào bỏ qua được món ăn này. Người ta đã sử dụng lá cây cơm xôi xanh và đỏ để tạo màu xanh, đỏ cho xôi. Còn màu đen hoặc tím sẽ dùng lá cây cẩm để ngâm gạo.

Món ăn đặc trưng vùng cao - Xôi ngũ sắc

Món ăn đặc trưng vùng cao - Xôi ngũ sắc

Ngoài những món ăn được liệt kê ở trên thì còn rất nhiều đặc sản nổi tiếng khác như: thịt lợn cắp nách, xôi ngũ sắc, rêu đá nướng, lạp xưởng gác bếp… Cùng theo dõi phần tiếp theo để tìm hiểu cách chế biến những món ăn này như thế nào nhé.

>>>Xem thêm: Khám phá văn hóa ẩm thực Việt Nam qua màu sắc và mùi vị

Cách làm một số món ăn đặc trưng của vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang hay phong cảnh thiên nhiên, mà còn hấp dẫn du khách với nền ẩm thực vùng cao. Dưới đây là một số chia sẻ về cách làm món ăn ở Tây Bắc đơn giản ngay tại nhà.

Cách chế biến xôi ngũ sắc

Để có thể làm được món xôi ngũ sắc chúng ta cần những nguyên liệu dưới đây:

  • Gạo nếp: 2kg.
  • Gấc: 1 quả để tạo màu đỏ.
  • Lá cây cẩm hoặc bắp cải tím ( sử dụng tạo màu tím).
  • Lá nếp (dùng để tạo màu xanh).
  • Bột nghệ hoặc nước nghệ tươi (tạo màu vàng cho xôi).
  • Nước cốt dừa: khoảng 500ml.
  • Đường trắng, muối và dừa tươi nạo.

Cách chế biến và đồ xôi ngon chuẩn vị Tây Bắc:

  • Bước 1: Ngâm gạo trong khoảng 4-5 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đến ngâm tiếp với 5 loại nước màu trong vòng 4 tiếng nữa. Riêng xôi trắng và xôi đỏ chỉ cần ngâm bằng nước trắng trong vòng 8-9 tiếng.
  • Bước 2: Sau nghi ngâm gạo với các loại nước màu xong, bạn thêm 2 thìa nước cốt dừa, 1/2 thìa cà phê muối trắng, 1 thìa cà phê đường và trộn đều lên. Đối với xôi màu đỏ thì trộn đều cùng với gấc tại bước này. Cuối cùng bạn cho gạo vào nồi đồ, nếu trong quá trình nấu thấy xôi bị khô có thể cho thêm một ít nước lọc hoặc cốt dừa vào.

Mẹo nhỏ: Bạn có thể đồ cùng lúc 5 loại xôi này, bằng cách sử dụng lá chuối ngăn ở giữa mỗi loại gạo để chúng không bị lẫn màu.

Xôi ngũ sắc tại vùng cao

Món xôi ngũ sắc tại vùng cao

Khám phá ẩm thực tại vùng cao - Thịt trâu gác bếp

Đây có lẽ là món ăn được nhiều người ưa thích nhất mỗi khi đặt chân đến vùng đất này. Món ăn này tưởng chừng như khó làm tại nhà, nhưng thật ra lại khá đơn giản chỉ với vài bước sau đây.

  • Nguyên liệu cần có gồm: thịt trâu khoảng 3-5kg (nên dùng phần thăn, mông và bắp sẽ ngon hơn) và gia vị (muối, ớt khô, tỏi, mì chính và mắc khén).
  • Cách làm: Thịt trâu lọc hết phần gân và bèo nhèo, sau đó rửa sạch để ráo nước. Tiếp đến giã nhỏ phần gia vị và ướp chung với thịt bò trong khoảng 2 tiếng. Mọi người nên tự gia giảm để phù hợp với khẩu vị của gia đình mình. Kế tiếp, bạn xiên thịt qua que và mang đi hun khói liên tục trong khoảng 13 đến 15 tiếng, khi thấy thịt chuyển sang màu đỏ là được.

Chú ý: Để thịt hun khói có mùi thơm, bạn nên dùng than củi kết hợp với bã mía hoặc vỏ cam, quýt. Đốt đến khi có than mới treo thịt lên, tránh tình trạng bị bám bụi. Nên treo thịt cách than khoảng 1 - 1,5m để thịt nhanh khô và không bị hỏng.

Món ăn vùng cao - Thịt trâu gác bếp

Món ăn vùng cao - Thịt trâu gác bếp 

Mong rằng với những chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn có một cách nhìn chi tiết hơn về ẩm thực vùng cao Tây Bắc. Còn chần chừ gì nữa, hãy vác ngay balo lên và đi săn bắt ẩm thực vùng cao thôi nào. Đừng quên thường xuyên theo dõi vietnam247.vn để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến ẩm thực nhé.

Dung

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất