05/01/2023 | 14:08
Cuộc họp tổng kết cuối năm 2022, Tổng cục Du lịch Việt Nam báo cáo lượng khách quốc tế đến Việt Nam là khoảng 3,5 triệu lượt. Trong khi đó, mục tiêu đề ra năm nay là 5 triệu lượt. Có thể dễ dàng nhận thấy, thực tế chỉ đạt được khoảng 70% so với chỉ tiêu.
Du lịch Việt Nam năm 2022 có nhiều khởi sắc
Thế nhưng, dù lượng khách quốc tế không đạt nhưng du lịch nội địa lại ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục. Với mục tiêu 60 triệu lượt thì năm 2022, số lượng khách trong nước đạt 101,3 triệu lượt - tăng hơn gấp 1,5 lần. Con số này cũng cao hơn nhiều so với 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19.
Dù lượng khách quốc tế giảm nhưng theo báo cáo thì tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỉ đồng. Con số này vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và so với năm 2019 đã đạt 66%. Theo đánh giá của chuyên gia thì điều này đạt được là do chúng ta đã có nhiều chính sách cởi mở so với các quốc gia khác cùng khu vực từ khá sớm sau đại dịch.
Ngày 15/3/2022, nước ta chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia mở cửa sớm nhất và được UNWTO - Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá cao.
Thế nhưng, dù thị trường nội địa có nhiều khởi sắc nhưng Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ phục hồi thấp nhất so với những quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể, tỷ lệ phục hồi du lịch tại nước ta là 18,1%. Trong khi đó các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, Malaysia lại đạt tỷ lệ từ 26 đến 31%.
>>>Xem thêm: Đi du lịch một mình - Hành trình khám phá những miền đất mới
Tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2022, năm 2023, Tổng cục Du lịch đã đặt mục tiêu “không tưởng”. Ngành du lịch Việt Nam cần phấn đấu để đón được 110 triệu lượt khách trong năm nay. Trong đó, khách quốc tế cần đạt khoảng 8 triệu và khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu. Tổng thu hoạt động du lịch được kỳ vọng đạt khoảng 650.000 tỉ đồng.
Việt Nam đặt mục tiêu 8 triệu khách du lịch quốc tế năm 2023
Đây liệu có phải là con số khả quan trong khi năm 2022, chúng ta còn chưa đạt đến mức kỳ vọng là 5 triệu lượt? 8 triệu có phải là thách thức quá lớn đối với ngành du lịch Việt Nam?
Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - ông Hà Văn Siêu thì trong năm nay, du lịch sẽ là ngành có sự trở lại ngoạn mục. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều thách thức khó khăn. Đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới đang có nhiều dấu hiệu suy thoái. Các rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng hay lương thực đều gia tăng. Điều này sẽ khiến việc đón khách du lịch quốc tế khó tăng trưởng vượt trội như mong muốn.
Con số 8 triệu lượt khiến nhiều người khó hiểu. Thế nhưng không phải không có khả năng. Nguyên nhân bởi năm 2019 - thời điểm Covid chưa bùng thì chúng ta đã đón đến hơn 18 triệu lượt khách quốc tế đến với Việt Nam. Và 8 triệu không phải là quá sức khi chúng ta có rất nhiều thế mạnh là các thành tích, giải thưởng về du lịch.
Theo Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng thì khi Tổng cục Du lịch đưa ra con số này chắc chắn đã có tính toán, có cơ sở thực hiện thành công. Thế nhưng hiện nay điều này chưa khả quan khi Việt Nam đang mất một thị trường trọng điểm - Nga. Cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến chúng ta vẫn chưa có tín hiệu nào đón dòng khách này.
Theo ông Nam, khó khăn lớn nhất hiện tại là vấn đề visa. Khách du lịch thường chọn đến nước nào họ không cần làm visa phức tạp. Ví dụ như Thái Lan, họ đã miễn visa du lịch cho 65 nước trong khi đó tại Việt Nam chỉ cho 24 nước (bao gồm các nước trong khối ASEAN). Thái Lan hiện tại cũng cho phép du khách lưu trú 90 ngày và có thể ra vào nhiều lần còn Việt Nam chỉ cho phép 15 ngày và 1 lần ra vào lãnh thổ.
Cần làm gì để ngành du lịch tăng trưởng và đạt được mục tiêu đề ra
Bên cạnh đó, Visa điện tử (E-visa) của Việt Nam cũng kém và bất tiện hơn những nước khác. Cơ chế Visa-on-Arrival (cấp visa tại nơi đến) của chúng ta vẫn chưa thực chất, khách quốc tế đến vẫn phải xin phê duyệt trước mà không phải cứ đến rồi xin trực tiếp ở cửa khẩu như rất nhiều quốc gia đang khuyến khích du lịch hiện nay.
Cần đồng bộ nhiều giải pháp du lịch để đẩy mạnh việc thu hút khách nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần chuẩn bị tốt cho hội nghị toàn quốc về du lịch vào quý 1/2023. Công tác quảng bá, xúc tiến hình ảnh ngành du lịch sẽ tham gia các sự kiện du lịch quốc tế cũng sẽ thúc đẩy đây trở thành ngành mũi nhọn.
Sau dịch COVID-19, hành vi của du khách đã thay đổi khá nhiều. Hiện tại, khách quốc tế thường đi theo nhóm nhỏ và đến những địa điểm chú trọng môi trường sinh thái, thiên nhiên đa dạng, đảm bảo sức khỏe. Những đoàn khách MICE đòi hỏi điểm đến phải có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận tiện và dịch vụ chuyên nghiệp.
Điều này khiến các công ty du lịch hiện đang phải xây dựng lại sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó là làm lại từ đầu công tác quảng bá tiếp thị, xây dựng hình ảnh và những thông điệp hút khách. Cách thức quảng bá trên nền tảng số cũng đang được chú trọng đầu tư.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chất lượng dịch vụ thông qua:
- Chú trọng an toàn cho du khách khi đến du lịch tại Việt Nam.
- Chuyên nghiệp hóa dịch vụ tại những điểm du lịch.
- Tạo ra những sản phẩm du lịch hợp lý để thu hút du khách.
- Cải tạo giao thông tại những thành phố du lịch để thuận tiện di chuyển cho du khách.
- Thực hiện các chiến dịch quảng bá hình ảnh Việt Nam đến du khách thế giới.
- Thay đổi nhận thức du lịch từ người dân cho đến cấp quản lý.
- Bảo tồn các điểm du lịch mang tính chất lịch sử.
8 triệu lượt khách du lịch quốc tế vừa là thách thức khó khăn, vừa là cơ hội đối với Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng không phải là một con số không thể đạt được nếu các ban ngành và người dân cùng chung tay góp sức. Theo dõi thêm những tin mới nhất về du lịch, trải nghiệm tại chuyên mục Du lịch Vietnam247.vn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...