25/03/2023 | 09:55
Theo đánh giá của nhiều du khách, họ hài lòng về mọi thứ tại Việt Nam. Chỉ riêng thủ tục xin visa còn quá nhiều bất cập. Việt Nam cần rà soát lại công tác cấp visa Việt Nam cho người nước ngoài để thúc đẩy và kích cầu du lịch.
Jianmin là du khách Australia yêu thích du lịch bụi. Cô đã lựa chọn Đông Nam Á là điểm đến trong các chuyến đi của mình. Sau khi đến Indonesia, điểm đến tiếp theo của gia đình 4 người là Việt Nam. Khi tìm hiểu luật pháp cẩn thận, cô và 3 thành viên còn lại đã làm thủ tục để xin e visa Việt Nam trước thời gian đi 10 ngày và nộp các loại phí đầy đủ.
Trên website của cục Cục Xuất Nhập cảnh Việt Nam thông báo rằng hồ sơ sẽ được xử lý trong 3 ngày làm việc từ khi nhận. Tuy nhiên, đến 1 tuần sau thì hồ sơ của Jianmin mới được chấp thuận. Thế nhưng, hồ sơ của 3 thành viên khác lại bị trả về với yêu cầu cung cấp thêm ảnh chân dung khác.
Gia đình tiếp tục gửi hồ sơ và lùi lịch trình đến ngày 24/12/2022 - 3 ngày so với dự kiến. Tuy nhiên, đến ngày đi vẫn không có phản hồi. Cả gia đình vẫn ra sân bay với hy vọng có thể đến Việt Nam nhưng không được đồng ý. Cả gia đình lại phải trở về Indonesia để tìm kiếm dịch vụ từ bên thứ 3.
Họ tìm được một người làm visa Việt Nam với giá 100 đô trong khi đó, giá thực tế chỉ tốn 25 đô. Nữ du khách cho rằng, chuyến đi tại Việt Nam rất tuyệt, nhất là những địa điểm du lịch biển. Tuy nhiên, thủ tục xin visa quá phức tạp và phản hồi của cơ quan chức năng quá lâu. Đây chính là lý do mà cô chưa thực sự hài lòng khi đến Việt Nam.
Thủ tục xin visa tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn
Người nước ngoài xin visa Việt Nam online sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Theo một nhân viên của đơn vị trung gian chuyên làm dịch vụ visa cho hay, họ nhận được nhiều yêu cầu từ người nước ngoài, nhất là trong mùa cao điểm du lịch. Tuy nhiên, có khá nhiều điều khiến du khách cảm thấy khó khăn khi thực hiện các yêu cầu.
Ví dụ, tại mục "Hình ảnh người nước ngoài" trên website thì Cục Xuất Nhập cảnh Việt Nam có đưa ra hai ảnh mẫu để du khách chụp nhưng lại không cung cấp hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, hướng dẫn lại nằm trong mục “Những câu hỏi thường gặp”. Điều này khiến người nước ngoài gặp khó khăn vì phải đọc đến phần này mới biết cần phải chụp ảnh như thế nào. Đây là lý do nhiều du khách chụp ảnh bị sai yêu cầu và phải chụp lại.
Bên cạnh đó, trang web xin và gia hạn visa Việt Nam trông khá thiếu chuyên nghiệp. Theo Jianmin, cô đã phải kiểm tra lại nhiều lần để chắc chắn đây là website chính thức chứ không phải giả mạo. Nguyên nhân là cô nhận ra có lỗi chính tả trong phần thủ tục nộp đơn. Tại mục "Inviting/guarentering agency/organization (if any)" thì từ "guarentering" lẽ ra phải là "guaranteeing” mới đúng.
Sterre Kardinaal là một du khách Hà Lan đã lựa chọn chuyến du lịch tự túc Sapa vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, co cho tằng website trông như giả mạo. Trong khi đó, anh Subhadeep Pal đến từ Ấn Độ thì nói rằng, có quá nhiều website làm visa tại Việt Nam. Thế nhưng, những web từ các đơn vị trung gian còn đẹp hơn, chuẩn hơn web chính thức.
Theo ông Phạm Hà - CEO Lux Group thì trang web làm e-visa của Việt Nam có tên miền khó nhớ. Du khách nước ngoài vào xem chỉ có hai ngôn ngữ lựa chọn là tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khi đó, giao diện đã quá cũ, khi trả tiền khó khăn và trả xong cũng không biết có được chấp nhận hay không.
So với các nước khác thì tut tục xin visa tại Việt Nam phức tạp hơn
Không chỉ e visa Việt Nam mà visa on arrival của Việt Nam cũng có vấn đề cần phải khắc phục. Bình thường thì du khách có thể đến sân bay, dán visa, trả tiền là bay. Tuy nhiên, ở Việt Nam yêu cầu khách phải có giấy duyệt visa trước mới được phép lên máy bay. Và để có thể xin được giấy duyệt visa thì du khách phải xuất trình vé máy bay hai chiều.
Tại Thái Lan, visa on arrival được áp dụng với 19 nước nhưng không yêu cầu phải có giấy duyệt visa trước. Du khách muốn đến đây du lịch chỉ cần chứng minh vé máy bay hai chiều đã thanh toán. Tại Campuchia sẽ đơn giản hơn nhiều khi không yêu cầu thủ tục gì trước với du khách xin visa on arrival. Họ sẽ được phát thẻ khai nhập cảnh để điền trên máy bay. Khi xuống sân bay chỉ cần mang thẻ này kèm hộ chiếu, tiền mặt để nộp là xong.
Theo một người có 7 năm kinh nghiệm làm visa Việt Nam cho người nước ngoài thì du khách cần phải xin theo hai hình thức. Đầu tiến là e-visa và thứ hai là công văn chấp thuận thị thực. Cô cũng cho biết, hình thức visa on arrival của Việt Nam chính là chính là công văn chấp thuận thị thực, điều này không giống các nước nên về bản chất. Bởi thế, việc làm theo những quy định nghiêm ngặt hơn là điều cần thiết.
Theo Kim Bình thì du khách trong danh sách 80 nước có thể tự nộp e visa Việt Nam trên mạng. Đối với những loại cần công văn chấp thuận thị thực thì bắt buộc du khách phải qua các công ty làm dịch vụ được cấp phép như đơn vị của cô. Đơn vị này sẽ tiếp nhận hồ sơ và bảo lãnh cho du khách. Quy trình được thực hiện trước dịch nên du khách muốn xin visa on arrival không thể tự làm.
Về chi phí, trước dịch chỉ khoảng 2 đến 10 đô mỗi khách. Sau khi có công văn chấp thuận thị thực thì du khách tới sân bay dán visa và đóng thêm 25 USD. Tuy nhiên mức chi phí sau dịch sẽ cao hơn do việc xin visa on arrival khó. Du khách cần bỏ ra khoảng 50 USD một người và 25 USD dán visa tại sân bay.
Bên cạnh đó, du khách còn có thể xin visa Việt Nam thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại. Tuy nhiên hình thức này khá khó, gần như không thể thực hiện được. Bên cạnh đó, có một số nước mà du khách sẽ khó xin visa như Tunisia, Nigeria, Afghanistan…
Tuy nhiên, việc mất nhiều thời gian và thủ tục giải quyết không phải là tình trạng chung. Có rất nhiều người đã tự làm thủ tục thành công khi thực hiện đầy đủ theo những yêu cầu của Cục xuất nhập cảnh. Họ nhận xét, những đơn vị trung gian là cứu cánh trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi họ không có thời gian chờ đợi.
Không thể phủ nhận, những khó khăn trong việc xin visa Việt Nam online gây ra nhiều trở ngại ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Sau nhiều lần không thể tự xin, cũng không biết cách nhờ đến các đơn vị dịch vụ thì chúng ta sẽ mất một lượng khách. Bên cạnh đó, những thủ tục, quy định khi làm visa du lịch cũng chưa thực sự thuận tiện cho du khách.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm đi khi thủ tục xin visa trở nên khó khăn
Tại Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 được tổ chức ngày 15/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cung cấp một số thông tin mới. Theo đó, sẽ tăng số quốc gia được miễn visa nhập cảnh Việt Nam đồng thời kéo dài thời hạn lưu trú với lệ phí hợp lý và mở rộng e-visa. Bộ Công an cũng đã đề xuất tăng thời hạn cấp e visa Việt Nam cho người nước ngoài từ 30 ngày lên tối đa 90 ngày.
Đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam cũng như du khách khi muốn xin visa Việt Nam. Theo dõi thêm những thông tin mới được cập nhật liên tục tại chuyên mục Du lịch.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...