6 danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh

13/01/2023 | 15:32

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 6 danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Bao gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, đại thi hào Nguyễn Du, người thầy của mọi thời đại Chu Văn An, nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu và bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa kiệt xuất

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc Việt Nam, mang đến cho nhân dân sự tự do, cuộc sống ấm êm, bình yên, hạnh phúc. Cuộc đời của Người đã cống hiện trọn vẹn cho cách mạng kiên trung, hết lòng tận tụy vì dân vì nước. Vị cha già luôn “đau đáu” làm sao để dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, tất cả mọi người đều được học hành tử tế. Và thời đại Hồ Chính Minh chính là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên của độc lập - tự do - hạnh phúc. 

Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh

Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh

Trong mắt bạn bè quốc tế, Người chính là biểu tượng cho khát vọng hòa bình, đấu tranh chống áp bức, bất công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần không nhỏ vào việc giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân. Người đã đặt nền tảng cho sự hình thành tư tưởng bình đẳng giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà giáo dục, nhà văn kiệt xuất với những cống hiến to lớn trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ con người Việt Nam mới. Nhờ có Người mà nhân dân ta ai cũng được học hành, mở mang kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa để từng bước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Chủ tịch Hồ Chính Minh xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới để các thế hệ người dân Việt noi theo, học tập và làm theo tấm gương của Vị cha già dân tộc. 

Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, sinh ra và lớn lên ở Hải Dương. Ông xuất thân từ dòng tộc với nhiều đời làm võ quan cao cấp của các triều đại. Nguyễn Trãi không chỉ được biết đến là nhà văn hóa kiệt xuất mà còn là vị anh hùng, một nhà quân sự và chính trị giỏi. 

Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Trãi

Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Trãi

Nhờ tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú, tài ba hơn người cùng tài ngoại giao kiệt xuất mà Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng trong chiến thắng phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cũng là nhà tương tưởng lớn của dân tộc, biết cách chắt lọc tinh hoa giữa tư tưởng Phật Giáo, Nho giáo và Đạo giáo để áp dụng vào thực hiện của đất nước. Trong đó, nổi bất nhất là tư tưởng anh hùng - yêu nước - thương dân.

Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam Nguyễn Trãi còn là một nhà văn hóa kiệt xuất với nhiều tác phẩm văn chương thuộc nhiều thể loại, lĩnh vực khác nhau như văn học, địa lý, lịch sử, pháp luật…Ông cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Các tác phẩm nổi tiếng ở Nguyễn Trãi gồm: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, bài phú Chí Linh sơn…

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du 

Đại thi hào Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra và lớn lên ở Kinh Thành Thăng Long. Cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều nhà Lê. Năm 1783, ông thi đỗ Tam trường, từng giữ các chức vụ lớn như: Cần Chánh Đại học sĩ, Đông Các đại học sĩ, Hữu Tam Tri Bộ Lễ… 
Nguyễn Du được cả thế giới biết đến và công nhận với tác phẩm “Truyện Kiều”.

Không chỉ là nhà văn kiệt xuất trong nền văn học cổ Việt Nam, Nguyễn Du còn được cả thế giới biết đến và công nhận với tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây chính là tác phẩm góp phần đưa văn học nước ta vượt ra khỏi quốc gia, trở thành một phần tinh hoa văn học nhân loại. Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ với trên 60 bản dịch khác nhau. 

Bên cạnh một nhà văn hóa, Nguyễn Du còn là một nhà yêu nước có tinh thần tự hào dân tộc. Ông chính là người đầu tiên đưa tiếng Việt và ngôn ngữ Việt trở thành ngôn ngữ văn học chính thống của dân tộc Việt Nam. 

Người thầy của mọi thời đại Chu Văn An

Chu Văn An sinh năm 1292, mất năm 1370, tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê quán ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đã giành cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp dạy học với triết lý giáo dục nhân văn, công bằng, không phân biệt giàu nghèo. Với ông, để mang lại kết quả tốt thì học phải đi đôi với hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho dân tộc, cho đất nước. Quan điểm giáo dục của ông đã vượt qua mọi thời đại, gần gũi và thiết thực với mục đích giáo dục trên thế giới hiện nay. 

Người thầy của mọi thời đại Chu Văn An

Người thầy của mọi thời đại Chu Văn An

Vào đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà về quê nhà mở trường dạy học, lấy tên là Huỳnh Cung. Học sinh của ông không chỉ được dạy chữ thánh hiền mà còn được giảng đạo đức của bậc trí nhân quân tử. Tiếng lành đồn xa, biết được tài năng của ông vua Trần Minh Tông đã đích thân mời Chu Văn An đến thăng long giữ chức Tư nghiệp (Hiệu trưởng) tại Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. 

Chọn nghề giáo nhưng Chu Văn An không hề sống an phận, quay lưng với thời cuộc, ông luôn hướng tới con đường dạy học, đào tạo cho đất nước những nhân tài thực thụ. Nhân cách của danh nhân văn hóa thế giới ở Việt Nam Chu Văn An đã được lưu truyền trong sử sách, từ đời này sang đời khác và được nhiều thế hệ con cháu noi theo. 

Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, trở thành tấm gương sáng vượt lên mọi khó khăn để theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời. Bên cạnh đấy, ông còn là một thầy thuốc chữa bệnh cứu người, giúp đỡ người dân nghèo. 
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam

Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm tính nhân văn, khích lệ tinh thần yêu nước, ca ngợi những con người làm việc trượng nghĩa, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng. Các tác phẩm văn học của vị danh nhân văn hóa thế giới Việt Nam đều được viết bằng chữ Nôm. Trong đó, nổi tiếng nhất là Tập thơ “Lục vân tiên” chứa đựng nhiều đạo lý nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta.  

Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm nổi tiếng với nhiều tác phẩm thơ đặc sắc, ngôn từ linh hoạt, thể hiện sự lạc quan với tư tưởng mới mẻ. Ngôn từ trong thơ của bà khá bình dị nhưng lại rất sáng tạo, ẩn chứa nhiều ý nghĩa, giá trị sâu sắc, có sức sống lâu bền truyền tồn từ quá khứ đến hiện tại. Hồ Xuân Hương đã mượn văn thơ để đòi quyền bình đẳng giới, đấu tranh cho việc giải phóng phụ nữ ở Việt Nam. Những tác phẩm thơ tiêu biểu của bà gồm có: Bánh trôi nước, Cái nợ chồng còn, Bỡn bà lang khóc chồng, Cái kiếp tu hành…

Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm nổi tiếng với nhiều tác phẩm thơ đặc sắc

Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm nổi tiếng với nhiều tác phẩm thơ đặc sắc

Trên đây là 6 danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ở Việt Nam - Những con người vĩ đại, vượt qua những định kiến, hủ tục lạc hậu, đưa dân tộc Việt hướng đến sự đổi mới, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa Việt trường tồn mãi với thời gian. 

Nguyễn Hà

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao