18/04/2023 | 16:50
Ngày 17/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông qua việc cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trong giai đoạn từ 2021 đến 2025.
Theo đó, từ tháng 10/2023, những người nghệ sĩ, người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng (KOLs) vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng không tốt đến xã hội thì cần bị hạn chế các hoạt động biểu diễn, quảng cáo, phát sóng…
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết việc áp dụng các biện pháp “cấm sóng”, "cấm diễn", "cấm mạng" với mục đích giúp không gian mạng ngày càng lành mạnh, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, nhất là giới trẻ.
Chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM - NSND Trần Ngọc Giàu bày tỏ sự ủng hộ với quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông cho rằng, đây là quy định rất đúng đắn và đáng được ủng hộ. Quy định cấm sóng nghệ sĩ vi phạm pháp luật là rất cần thiết nhưng cũng thật đáng buồn cho giới nghệ sĩ, showbiz Việt. Bởi lẽ, khi đã phải dùng đến luật pháp thì có nghĩa là ý thức của nghệ sĩ hiện nay không cao.
Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM - NSND Trần Ngọc Giàu
Theo nghệ sĩ Ngọc Giàu, người nổi tiếng phải có ý thức, trách nhiệm cao hơn những người dân bình thường. Ông cho hay, một người nghệ sĩ đương nhiên sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ của một công dân. Tuy nhiên, với vai trò là người nổi tiếng thì họ cần có ý thức tốt hơn vì họ không chỉ trách nhiệm, nghĩa vụ với pháp luật mà còn với những khán giả, công chúng yêu mến họ.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu nói thêm, với sự bùng nổ về phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các hội nhóm fanclub dẫn đến tình trạng một bộ phận nghệ sĩ ngộ nhận mình là “ngôi sao”, hãy còn gọi là nghệ sĩ và bệnh "ngáo quyền lực".
Chính sự ủng hộ, tung hô cuồng nhiệt quá mức của các hội nhóm fan đã khiến những người nổi tiếng dần trở nên hư hỏng, hết ngộ nhận này đến ngộ nhận khác. Tuy nhiên, những người này chỉ là “ngôi sao trong nháy” thôi, không phải là ngôi sao thực thụ. Theo nghệ sĩ Ngọc Giàu, tình trạng này hiện chỉ diễn ra ở một bộ phận người nổi tiếng, còn với những nghệ sĩ lớn, đã là ngôi sao thật sự thì họ tự nhận thức được những chuẩn mực, khiêm tốn, biết được họ phải sống vì sự yêu quý của công chúng như thế nào.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu cũng khuyên thế hệ nghệ sĩ trẻ nên cẩn trọng về hành vi, lời nói cũng như các mối quan hệ trong đời sống cá nhân để không bị sai lệch với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Cấm sóng với những nghệ sĩ vi phạm pháp luật
Ông thẳng thắn chia sẻ, khán giả không chỉ nhìn vào người nghệ sĩ trên sân khấu mà còn quan tâm đến cuộc sống đời tư. Họ có thể vỗ tay trước một màn trình diễn hay nhưng để họ thật sự yêu thích nghệ sĩ thì phải có một cách sống đẹp. Tất nhiên, nghệ sĩ cũng có đời sống bình thường như tất cả mọi người nhưng “bình thường” ở đây không phải là “ai làm gì tôi cũng có thể là như vậy”. Sống chuẩn mực không phải là phải làm những điều gì đó quá cao sang, phi thường mà đơn giản là phù hợp với đạo đức, với xã hội. Các nghệ sĩ cùng không nên xem đây là áp lực vì nếu mình sống tốt hơn thì làm sao lại là áp lực. Ngay cả những người bình thường cũng đều muốn sống tốt hơn, đàng hoàng thì cớ gì nghệ sĩ không làm được.
Đồng quan điểm với NSDN Trần Ngọc Giàu, NSƯT Hạnh Thúy - Ủy viên Ban chấp hành Hội Điện ảnh TPHCM cũng đồng tình với quy định hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo đối với những người nổi tiếng vi phạm pháp luật, có hành vi trái với thuần phong mỹ tục, gây nên những ảnh hưởng không tốt với xã hội, nhất là thế hệ trẻ.
NSƯT Hạnh Thúy cho rằng, biện pháp hạn chế, cấm sóng nghệ sĩ vi phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục là hoàn toàn đúng. Nghệ sĩ cũng là công dân, phải chấp nhận những quy định của pháp luật cũng như quy chuẩn xã hội. Nếu công dân nào vi phạm pháp luật thì việc bị pháp luật xử lý là điều đương nhiên, bởi lẽ bạn sẽ phải chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình.
NSƯT Hạnh Thúy - Ủy viên Ban chấp hành Hội Điện ảnh TPHCM
Bên cạnh đấy, Hạnh Thúy cũng cho rằng người nghệ sĩ cần đặc biệt quan tâm đến lời ăn tiếng nói, cách cư xử vì họ có ảnh hưởng rất lớn đến công chúng. Người nghệ sĩ không đơn thuần là một công dân mà còn là người nổi tiếng, có thể tác động lớn đến xã hội, cả tích cực lẫn tiêu cực. Như NSND Kim Cương, NSND Bảy Nam từng nói “thầy hư có thể làm trò hư”, còn “nghệ sĩ hư sẽ có thể làm hư cả thế hệ”. Người nghệ sĩ thường được hưởng một số lợi thế nhờ tầm ảnh hưởng nên khi làm sai đương nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm. Theo NSƯT Hạnh Thúy, việc đưa ra những biện pháp nghiêm khắc giúp nâng cao ý thức của nghệ sĩ đáng lý ra phải được làm từ lâu.
Tuy nhiên, NSƯT Hạnh Thúy cũng lưu ý cần có cái nhìn đa chiều khi đưa ra biện pháp hạn chế, cấm sóng nghệ sĩ vì ồn ào đời tư. Cần công tâm xác định đâu là lỗi của nghệ sĩ, đâu là do dư luận tạo sóng, cần phân biệt rõ ràng để tránh những tình huống oan uổng.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...