Xử trí, phòng tránh ngộ độc rượu ngày Tết để bảo vệ sức khỏe

16/01/2023 | 11:47

Việc sử dụng quá nhiều rượu bia dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Bài viết hôm nay vietnam247.vn sẽ giúp bạn phòng tránh, xử trí khi bị ngộ độc khi uống rượu để đón một cái Tết thật bình an, vui vẻ.

Ngộ độc rượu là gì, biểu hiện ra sao?

Rượu là tên gọi phổ biến cho các loại thức uống có chứa cồn (ethanol). Khi nạp rượu vào cơ thể, chất ethanol sẽ mang lại cảm giác lâng lâng, hưng phấn, kích thích hệ thần kinh, làm giảm khả năng kiềm chế. Nếu sử dụng nhiều rượu, liên tục trong thời gian ngắn sẽ khiến con người dễ bị ngộ độc, dẫn đến mất kiểm soát về hành vi, hay nói lảm nhảm, có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai hoặc bộc phát những cảm xúc tiêu cực. 

Kiểm tra trong 100ml máu có chứa lượng cồn với nồng độ từ 80mg trở lên thì đây chính là lúc cơ thể đang bị ngộ độc rượu. Nếu không phát hiện sớm, có cách xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. 

Những biểu hiện của người bị ngộ độc khi uống rượu

Những biểu hiện của người bị ngộ độc khi uống rượu

Khi bị ngộ độc bia rượu bệnh nhân thường có các triệu chứng sau: 

  • Co giật, sùi bọt mép, thân nhiệt thấp, trong tình trạng mê man, bất tỉnh, không phản ứng khi có người gọi.
  • Nói ngọng, tê, yếu chân tay, không đi vững, có cảm giác khó thở, giọng thở khò khè, ho yếu.
  • Nhịp thở, mạch đập lúc nhanh lúc chậm, da tím tái, tay chân nhợt nhạt. 
  • Hoa mắt, chóng mặt, không nhìn rõ xung quanh, không kiểm soát được vệ sinh tại chỗ. 
  • Đau bụng, chướng bụng, đặc biệt nôn ói nhiều. 

Các loại ngộ độc khi uống rượu thường gặp

Hiện nay có 3 loại ngộ độc khi uống rượu phổ biến là ngộ độc mãn tính, ngộ độc cấp tính và ngộ độc Ethanol, Methanol. Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng trường hợp để có cách xử lý phù hợp nhất khi gia đình có bệnh nhân. 

Ngộ độc mãn tính 

Ngộ độc mãn tính xảy ra với những người thường xuyên nạp rượu vào cơ thể trong nhiều ngày liên tục. Thông thường, những người nghiện rượu sẽ có tửu lượng tăng theo thời gian nhưng ngộ độc mãn tính sẽ âm thầm tàn phá các bộ phận trong cơ thể. Những người bị ngộ độc rượu mãn tính luôn trong tình trạng xuất hiện các triệu chứng được nêu ở phía trên và rất dễ có nguy cơ tái ngộ độc nếu tiếp tục sử dụng rượu. 

Ngộ độc bia rượu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Ngộ độc bia rượu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe 

Ngộ độc cấp tính 

Ngộ độc cấp tính thường phải nhập viện để được điều trị nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Nguyên nhân là do người bệnh uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu kém chất lượng, rượu giả pha chế từ cồn công nghiệp chứa độc tố Methanol. Loại độc tố này trong các loại rượu trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng, nồng độ gấp hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần mức cho phép. 

Ngộ độc rượu Ethanol, Methanol

Ngộ độc rượu Ethanol thường xuất hiện các triệu chứng khá nhẹ như mất kiểm soát, bị kích thích, hưng phấn, hung hăng. Sau khoảng 3 đến 4 giờ sẽ chuyển năng hơn như khó thở, hạ thân nhiệt, hôn mê, tụt huyết áp. 

Trong trường hợp ngộ độc Methanol thường là do uống phải rượu pha chế, cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như bị ngộ độc Ethanol. Tuy nhiên, phải sau thời gian khoảng 8 tiếng thì mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng nặng. Biến chứng của ngộ độc Methanol mạnh và nguy hiểm hơn, nếu không được sơ cứu và chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Những biến chứng nghiêm trọng khi ngộ độc rượu

Ngộ độc khi uống rượu tưởng chừng như bình thường nhưng ít ai biết nó dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng, có thể kể đến như:

Ngộ độc khi uống rượu dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng

Ngộ độc khi uống rượu dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng

  • Nghẹt thở: khi ngộ độc kèm theo triệu chứng nôn sẽ khiến người bệnh dễ bị sặc, nghẹt thở rất nguy hiểm. 
  • Ngưng thở: do người bệnh vô tình hít ngược lại chất nôn vào trong phổi, khiến hệ hô hấp rối loạn tạm thời, có thể dẫn đến ngạt thở.
  • Co giật: biến chứng này thường xuất hiện khi hạ đường huyết đột ngột do không kịp thời xử lý ngộ độc rượu. 
  • Rối loạn nhịp tim: có thể tim ngừng đập bất cứ lúc nào, hoặc bị mất mạch, tim đập không đều. 
  • Ảnh hưởng đến não: nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê rất dễ ảnh hưởng tới não. Phần lớn những người hôn mê do ngộ độc rượu rất khó phục hồi lại trạng thái như ban đầu. 
  • Tử vọng: ngộ độc bia rượu có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. 

Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu vào ngày Tết

Ngộ độc rượu phải làm sao? Khi phát hiện người bệnh bị ngộ độc bia rượu bạn cần nhanh chóng gọi đến số điện thoại cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi bạn có thể thực hiện một số cách cơ cứu tạm thời sau: 

Hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc bia rượu

Hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc bia rượu

  • Giữ cho bệnh nhân tỉnh táo nhất có thể cho đến khi đưa đến cơ sở y tế hoặc có y tế cấp cứu. 
  • Không nên để người bất tỉnh ở một mình, tránh tình trạng nôn mửa gây nghẹt thở nhưng không được xử lý kịp thời. Nên đặt người bệnh ở tư thế ngồi hoặc nằm gối cao đầu, nghiêng về một bên để tránh ngạt thở khi nôn. 
  • Nếu thấy có dấu hiệu ngừng thở cần tiến hành hô hấp nhân tạo, quan sát các diễn biến của bệnh nhân để thông báo ngay cho bác sĩ cấp cứu. 
  • Không nên để bệnh nhân đi lại vì dễ bị vấp ngã, va đập vào các vật chứng do cơ thể mất thăng bằng. 
  • Giữ ấm cơ thể cho người bệnh, tránh hạ thân nhiệt đột ngột dễ gây đột tử. 
  • Lấy lại mẫu rượu bệnh nhân đã uống cung cấp cho bệnh viện để bác sĩ xác định đúng nguyên bị ngộ độc để có hướng xử lý kịp thời, đúng cách. 

Ngộ độc rượu nên ăn gì, uống gì?

Những người bị ngộ độc rượu nên ăn gì, uống gì? Khi bệnh nhân bị ngộ độc, bạn cần cho uống nhiều nước ấm để cơ thể không bị mất nước. Có thể cho uống nước gừng ấm hoặc nước chè xanh pha loãng, nước chanh muối, nước cam hoặc sữa nóng để giúp tình trạng ngộ độc giảm bớt. Bên cạnh đấy, cứ cách 1 đến 2 giờ nên đánh thức người bệnh để cho ăn cháo loãng hoặc súp để sức khỏe nhanh hồi phục. 

Cho người bệnh uống nước ấm, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa

Cho người bệnh uống nước ấm, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa

Khi bị ngộ độc, bạn tuyệt đối không nên cho người bệnh uống các loại thuốc giải rượu, chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong. Bởi khi cơ thể đang ngộ độc nếu sử dụng những loại thuốc này càng khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. 

Cách phòng chống ngộ độc rượu vào những ngày Tết

Vào những ngày Tết không thể tránh được “chén chú chén anh” nhưng làm thế nào để vui vẻ nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là một số cách phòng chống ngộ độc khi uống rượu hiệu quả: 

  • Không sử dụng những loại rượu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. 
  • Uống rượu với nồng độ vừa phải, phù hợp với tửu lượng mà cơ thể có thể chịu đựng được.  
  • Không nên uống cùng lúc nhiều loại rượu hoặc uống một loại nhưng được pha từ nhiều loại rượu khác nhau. 

Cách phòng chống ngộ độc rượu vào những ngày Tết

Cách phòng chống ngộ độc rượu vào những ngày Tết

  • Nếu phát hiện rượu có chứa cồn công nghiệp thì tuyệt đối không được uống. 
  • Không uống rượu khi cơ thể mệt mỏi, bụng đói sẽ rất dễ bị ngộ độc rượu
  • Khi có biểu hiện ngộ độc khi uống rượu cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ. 

Ngộ độc rượu nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời rất nguy hiểm, gây ra những biến khôn lường. Chính vì vậy, bên cạnh việc vui vẻ, hết mình trong ngày Tết mọi người cần biết cách bảo vệ sức khỏe, tăng cường những loại đồ uống, thực phẩm lành mạnh, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Chúc bạn và gia đình đón Tết Nguyên Đán thật vui vẻ, đầm ấm và bình an.

Nguyễn Hà

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất