17/04/2023 | 10:56
Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra và không có gì là vô lý. Họ sẵn sàng nhận những sinh viên có bằng khá, bù lại có nhiều kỹ năng mềm, biết tiếng Anh mà loại các hồ sơ giỏi nhưng thiếu kỹ năng. Đây là thông tin từ doanh nghiệp khi được phỏng vấn tại "Ngày hội việc làm" do Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội tổ chức ngày 16/4.
Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc nhà máy Công ty Nikkiso Việt Nam - ông Yoshiyuki Waki đã cung cấp những thông tin quan trọng. Theo đó, công ty muốn tuyển muốn tuyển 6 vị trí từ chức vụ quản lý, kỹ sư đến kế toán và hơn 100 công nhân tại ngày hội việc làm.
Không quá quan trọng việc bằng loại gì, Nikkiso Việt Nam tuyển dụng nhân sự yêu cầu đầu tiên là tiếng Anh giao tiếp tốt. Những nhân sự tuyển dụng ở vị trí kỹ thuật thì ứng viên phải biết vẽ Autocad.
"Chúng tôi chỉ tuyển sinh viên ra trường làm được việc mà không quá quan trọng bằng giỏi hay bằng khá. Dù giỏi nhưng không nhiệt tình với công việc và không có các kỹ năng cần thiết thì chúng tôi cũng không tuyển dụng", ông Yoshiyuki Waki nói.
Doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự chọn sinh viên có nhiều kỹ năng
Nikkiso Việt Nam là công ty sản xuất linh kiện cho máy bay nên đối tượng khách hàng chủ yếu ở Châu Âu. Bởi thế, việc giao tiếp tiếng Anh là yêu cầu đặt lên hàng đầu. Thế nhưng, qua phỏng vấn thì có nhiều sinh viên học tiếng Anh tốt nhưng thiếu kỹ năng giao tiếp.
Bà Trần Thị Trang hiện đang là Trưởng bộ phận tuyển dụng Công ty Hyundai Kefico cũng đã trả lời phóng viên. Theo đó, đối tượng đơn vị này nhắm đến tại các ngày hội việc làm là các kỹ sư công nghệ cao.
Tại những sự kiện như thế này, Công ty Hyundai Kefico thường sẽ nhận được khoảng 100 hồ sơ. Tuy nhiên, chỉ có 10 đến 20 ứng viên được chắt lọc để tuyển dụng. Bà Trang đánh giá, dù kỹ năng mềm của các em đã tốt hơn nhưng phần đa, sinh viên vẫn đang tập trung việc học quá nhiều.
Theo phân tích của đơn vị tuyển dụng này thì trong thời đại 4.0. yếu tố quan trọng đầu tiên chính là ngoại ngữ. Muốn xin vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đây là điều không thể thiếu.
"Ngoại ngữ là công cụ để các em làm việc sau này. Trong các lần tuyển dụng nhân sự và phỏng vấn, tôi nhận thấy các bạn đang dừng lại ở việc nhận ra tầm quan trọng của ngoại ngữ. Thế nhưng các bạn lại không dành thời gian để cải thiện kỹ năng này tốt hơn” - bà Trang nói.
Thậm chí, khi phỏng vấn còn có những bạn trả lời “Muốn vào doanh nghiệp để học hỏi thêm về ngoại ngữ”. Nhà tuyển dụng này khá thẳng thắn chia sẻ “Xin thưa, chúng tôi cần nhân lực để làm việc chứ không cần tuyển dụng về để đào tạo. Học thêm là điều các em chỉ nên thực hiện ở trường đại học”.
Khá nhiều sinh viên nhầm tưởng, chỉ cần cầm tấm bằng loại giỏi ra trường thì đơn vị nào cũng muốn nhận mình. Thế nhưng, thực tế doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự thà nhận sinh viên tốt nghiệp bằng khá nhưng có kỹ năng mềm, giao tiếp tốt còn hơn là nhận những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng chỉ "học gạo".
Nguyên nhân đặt kỹ năng giao tiếp lên hàng đầu đó chính là do trong công việc, các em còn phải kết nối và làm việc nhóm. Doanh nghiệp luôn mong ngoài kiến thức thì sinh viên còn cần có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp hàng ngày và kỹ năng làm việc nhóm.
Tại "Ngày hội việc làm", Phó Giám đốc ĐH Bách Khoa Hà Nội - PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho rằng, đây là thời điểm nóng của việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngày hội việc làm là cơ hội cho tất cả các bạn sinh viên được tham gia tư vấn, cọ xát với việc tuyển dụng của doanh nghiệp. Từ đó có thể khám phá năng lực của bản thân và chọn cho mình được ngành nghề phù hợp nhất trong tương lai.
Ngày hội tuyển dụng việc làm là cơ hội để sinh viên thể hiện mình
Đây cũng là cơ hội để nhà tuyển dụng nhân sự tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, sự kiện cũng là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và sinh viên kết nối.
Trên thực tế, ở các ngày hội việc làm của các trường đại học thì chỉ một tỷ lệ nhỏ sinh viên được tuyển dụng? PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng đã giải đáp vấn đề này.
Ông cho rằng điều này là bình thường. Nguyên nhân bởi học sinh ngày nay thường chọn các ngành hot. Điều này khiến trường đại học mất cung cầu về chất lượng và số lượng sinh viên đào tạo.
Ngoài những em chọn ngành theo truyền thống gia đình thì ai cũng chọn ngành hot để mong cơ hội việc làm lớn, thu nhập cao. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh lớn khi ra trường trong khi cơ hội việc làm không quá nhiều.
Khi được phóng viên hỏi về tỷ lệ sinh viên có việc làm ở trường Đại học Bách khoa như thế nào, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cũng đã chia sẻ thông tin.
Theo ông Điền, nhiều đơn vị công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp rất cao khiến học sinh đổ xô nhập trường. Tuy nhiên đôi khi những con số này lại không phản ánh đúng thực tế.
Đại học Bách khoa luôn rất nghiêm túc trong công bố tỷ lệ phần trăm sinh viên có việc làm. Dù vậy thì cũng khá khó để đưa ra con số chung chính xác bởi tỷ lệ có việc làm cao hay thấp còn tùy thuộc vào ngành học.
“Dù được trang bị nhiều kiến thức chuyên sâu nhưng để chinh phục các nhà tuyển dụng sinh viên cần khắc phục rất nhiều kỹ năng. Nhà trường cũng đã cố gắng hỗ trợ để các em có thể hoàn thiện”.
Chính vì vậy, các chương trình ngày hội việc làm, ngày hội việc làm sẽ là cơ hội để các em trải nghiệm những kiến thức đã được nhà trường hướng dẫn và có thể nắm bắt cơ hội vàng khi doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...