21/04/2023 | 10:01
Sau đó nạn nhân được nhanh chóng đưa vào khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Khi đến viện thì cô đã nổi ban toàn thân, khó thở, mạch chậm khó bắt và không đo được huyết áp.
Theo người nhà, nữ sinh có tiền sử dị ứng tôm cua đồng nhưng trước khi nhập viện thì đã ăn cua biển. Sau khoảng 30 phút thì em bị đau quặn bụng, nổi ban, sẩn ngứa khắp cơ thể.
Bố mẹ đã lấy thuốc chống dị ứng cho uống nhưng triệu chứng không thuyên giảm. Theo lời khuyên từ người quen, thì người nhà đã chữa mẹo bằng cách lấy tro đốt vỏ tôm cho uống.
Tuy nhiên sau đó, tình trạng bệnh nhân trở nặng hơn với các biểu hiện nôn và ngất. Nữ sinh trong tình trạng mê man, gọi hỏi không trả lời nên gia đình đưa đến viện cấp cứu.
Bác sĩ thực hiện thăm khám và các xét nghiệm cần thiết thì chuẩn đoán nữ sinh bị phản vệ mức độ nghiêm trọng với tôm. Sau khi uống nước tro đốt vỏ tôm thì tình trạng nặng hơn.
Bác sĩ đã cho tiêm bắp adrenaline (thuốc chống sốc) và truyền tĩnh mạch liên tục. Đến thời điểm hiện tại thì bệnh nhân đã qua nguy kịch.
Uống nước tro đốt vỏ tôm suýt mất mạng
Tình trạng dị ứng tôm cua hay các thực phẩm khác có thể xảy ra ở nhiều người. Nhẹ thì mẩn đỏ, phát ban nhưng sau đó một vài tiếng sẽ hết. Nặng hơn sẽ là sốc phản vệ. Ngoài thức ăn thì còn có các nguyên nhân khác như côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ hoặc thuốc.
Triệu chứng thường xuất hiện sẽ là mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở. Các biểu hiện dần nặng hơn dẫn đến tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích. Bệnh nhân có thể có tiếng thở rít, rối loạn ý thức và hôn mê. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nên thận trọng trong ăn uống và tiếp xúc. Nếu bản thân đã có tiền sử dị ứng với loại thực phẩm nào thì không nên sử dụng. Trường hợp bị dị ứng sau khi ăn thì người nhà cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được chữa trị cho người bệnh bằng các mẹo dân gian vì có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...