06/01/2023 | 09:28
Sự khác biệt về địa lý cùng với lịch sử lâu đời giúp cho mỗi vùng miền đều có những món ăn mang vị đặc trưng riêng biệt. Cũng nhờ điều này mà tinh hoa ẩm thực Việt ngày càng nổi danh ra ngoài thế giới hơn. Cùng vietnam247.vn khám phá nền ẩm thực Việt Nam qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Ẩm thực Việt Nam là gì? Đây là một cụm từ dùng chung biểu thị cách mọi người gọi những phương thức chế biến và nguyên lý pha trộn gia vị cùng những thói quen ăn uống của người dân sinh sống tại đất nước Việt Nam. Tuy có sự khác biệt giữa các vùng miền nhưng cụm từ vẫn mang ý nghĩa bao hàm khái quát cụ thể nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng của người Việt.
Ẩm thực Việt Nam được hiểu như thế nào?
Ẩm thực là nét tinh hoa trong nền văn hoá truyền thống lâu đời của người Việt. Sẽ chẳng phải ngẫu nhiên ẩm thực Việt Nam được xem là tinh hoa văn hoá, được bạn bè trên toàn thế giới đánh giá cao. Bởi nền ẩm thực phong phú từ nguyên liệu, cho đến tinh tế tại khâu chế biến kết hợp với thói quen ăn uống khác nhau của từng miền. Từ đó tạo nên những hương vị riêng biệt, thưởng thức một lần để rồi nhớ mãi chẳng quên.
Từ khi đất nước được hình thành, nền ẩm thực Việt cũng theo đó mà ra đời và tồn tại đến nay. Trải qua những năm tháng cùng với giai thoại lịch sử, nền ẩm thực Việt Nam đã có nhiều sự đổi mới nhờ óc sáng tạo của con người.
Ngày nay, người dân vẫn luôn gìn giữ những nét văn hoá ẩm thực mà ông cha truyền lại. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta nói rằng nền ẩm thực đó đã dần lỗi thời và lạc hậu. Bởi, người Việt vẫn luôn kế thừa và phát huy truyền thống đó kết hợp sáng tạo và đón nhận tinh hoa ẩm thực của các nước trên thế giới để biến món ăn của mình càng trở nên độc đáo hơn.
Văn hoá ẩm thực Việt Nam đã có từ rất lâu về trước
>>>Tìm hiểu thêm: Những nét đặc trưng trong ẩm thực vùng cao Tây Bắc
Với địa hình đa dạng từ trung du, đồng bằng cho đến đồi núi tại hơn 63 tỉnh thành. Kết hợp với đời sống văn hoá độc đáo của 54 dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi mang đến cho nền ẩm thực Việt lượng nguyên liệu dồi dào, tươi ngon cùng những món ăn đặc sắc.
Trong mỗi món ăn gia vị không phải là thứ quan trọng nhất để làm nên độ ngon của món nhưng thiếu gia vị thì chắc chắn món ăn đó sẽ trở nên mờ nhạt và thiếu điểm nhấn. Và sẽ chẳng ở đâu có nhiều loại gia vị như đất nước Việt Nam. Những loại gia vị quen thuộc như chanh, ớt, tỏi, hồi, quế gừng, nước mắm,… kết hợp cùng các loại rau tươi như ngổ, húng, kinh giới, sả, tía tô, mùi, hành lá… đã thổi hồn và giúp món ăn Việt trở nên đặc sắc, hấp dẫn hơn.
Một điểm đặc biệt nhất chính là mỗi một loại gia vị lại là những vị thuốc lành tính và cực có lợi cho sức khỏe. Đồng thời nó còn có khả năng cân bằng giá trị dinh dưỡng và thể hiện được quan điểm hài hòa âm dương ngũ hành mà cha ông xưa truyền lại.
Ngoài gia vị, nguyên liệu của Việt Nam cũng đa dạng không kém như: hải sản, thịt, cá,... Người dân Việt luôn có những bí quyết, những cách biến tấu kết hợp để tạo ra món ăn ngon vô cùng cuốn hút. Có lẽ vì vậy, ẩm thực Việt được đánh giá là đồ ăn ít mỡ và rất tốt cho sức khỏe. Khác với các nước phương Tây, thực phẩm Việt ít chất béo hơn nhiều. Chúng có thể kết hợp với nhau theo nhiều cách để cân bằng dưỡng chất.
Người dân Việt quan niệm ăn uống là phải no, vì thế yếu tố ngon thường được đặt lên hàng đầu trong nhiều năm. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo nền ẩm thực được phát triển lên một tầm cao mới thì món ăn giờ đây vừa phải đảm bảo ngon vừa phải đảm bảo dinh dưỡng.
Nguyên liệu chế biến món ăn Việt Nam rất đa dạng
Món ăn của người Việt được chế biến đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế. Hương vị của món ăn khác nhau xuất phát từ cách chế biến khác nhau như luộc, nấu, nướng, hấp, rán, kho, hay ăn tươi sống,... Sử dụng nhiều rau, quả và một lượng thịt vừa đủ để không gây cảm giác ngán. Trong quy trình chế biến thức ăn, người dân Việt thường sử dụng nước mắm kết hợp với nhiều gia vị tự nhiên khác để món ăn thêm phần đậm đà và thanh. Mỗi món ăn sẽ có những loại nước chấm tương ứng. Điều này sẽ giúp món ăn có vị đặc trưng riêng không lẫn lộn với nhau.
Cách chế biến ẩm thực Việt Nam được tạo nên từ triết lý âm - dương giống như các nước khu vực Châu Á. Tất cả các món ăn có hương vị thanh mát như vịt, ốc,... người chế biến sẽ thường kết hợp thêm gia vị có tính nóng như gừng, sả, ớt, rau răm,... điều mà chỉ Việt Nam mới có.
Để có thể cân bằng được triết lý âm dương này, người Việt cần phải phân biệt được mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành như:
Khi khám phá ẩm thực Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thì sẽ thấy có sự khác nhau, đặc biệt là trong cách cảm nhận thưởng thức món ăn. Người Việt thưởng thức món ăn không chỉ qua vị giác mà còn kết hợp cả 5 giác quan của cơ thể mình, cụ thể:
- Đầu tiên chính là thưởng thức món ăn của người đầu bếp bằng mắt. Một tác phẩm nghệ thuật được trình bày đẹp mắt, hài hoà đầy màu sắc và nguyên liệu đặc biệt mang đến sự kích thích khó cưỡng.
- Nếu giác quan đầu là mắt nhìn thì giác quan thứ hai sẽ là mũi ngửi. Mùi thơm lan tỏa từ món trong không khí sẽ làm nao núng bất kỳ chiếc bụng nào của ai đó khi đi ngang qua.
- Điều đặc biệt tiếp theo trong thưởng thức ẩm thực Việt Nam chính là ăn bằng tai. Nghe thì có vẻ lạ nhưng thực thế những âm thanh giòn tan của món ăn chắc chắn sẽ khiến bạn chảy nước miếng trong vô thức.
- Kế đến chính là dùng tay để thưởng thức món ăn như câu nói “ăn bốc ngon hơn” của người dân Việt. Bởi, một số món ăn trong nền ẩm thực Việt không cần phải dùng đến những chiếc đũa. Sử dụng tay sẽ mang lại cho người dùng cảm giác ngon miệng hơn rất nhiều.
- Cuối cùng, chính là sử dụng chiếc lưỡi nhạy bén để cảm nhận những hương vị, độ tinh tuý của các món ăn mà người nấu tạo ra.
Món ăn được bài trí theo khiếu sáng tạo của người đầu bếp, tự do nhưng vẫn có nét hài hoà. Hương thơm nghi ngút, tiếng nhai “rộp rộp” cùng mùi vị đậm đà chính là điểm nổi bật của nền ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Kết hợp 5 giác quan để thưởng thức món ăn Việt
Một trong những điểm nổi bật thuộc nền ẩm thực Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài chính là nét sinh hoạt ăn uống của người dân. Những văn hoá ăn uống có từ xa xưa vẫn được phát huy trong thời buổi hiện nay có thể kể đến như:
- Ăn cơm bằng đũa: Đây chính là một trong những thói quen của người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trẻ em ngay từ khi còn nhỏ đã được dạy về thói quen sinh hoạt này. Trông có vẻ đơn giản, nhưng thực tế để gắp thức ăn bằng đũa cũng là cả một nghệ thuật. Bởi, người dùng cần phải biết làm thế nào để có thể giữ chặt và không làm rơi thức ăn.
- Dọn thành mâm cơm: Khi đến bất cứ mọi gia đình trên đất nước Việt Nam bạn đều nhìn thấy nét đặc trưng này. Thời điểm mọi người quây quần bên nhau trong bữa cơm cũng là khoảnh khắc thể hiện được sự sung túc, đầm ấm, hạnh phúc của gia đình. Trong bữa ăn đó, mỗi thành viên sẽ có thêm một chiếc bát nhỏ đựng cơm cùng thức ăn khi dùng.
- Hiếu khách: Đây là một trong những tính cách mà người dân Việt Nam nào cũng có. Lời chào trong mâm cơm thể sự tôn trọng mà gia chủ dành cho những vị khách đến chơi nhà. Mọi người vui vẻ, cởi mở gắp những phần thức ăn ngon dành riêng cho khách. Bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy điểm đặc biệt này khi thưởng thức một bữa ăn bất kỳ cùng người Việt.
Nét văn hoá của người Việt trong ăn uống
Muốn khám phá hết nét văn hoá của ẩm thực Việt Nam, điều bạn cần phải làm chính là đi đến từng vùng miền để thưởng thức. Ẩm thực Việt qua 3 miền Bắc - Trung - Nam chúng tôi sẽ gói gọn trong phần tiếp theo tại đây: Khám phá ẩm thực Việt nam 3 miền (Phần 2)
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024 – Công ty May Việt Nam VGC đã chính thức được ...